Tân Kỳ - Nghệ An: Nhiều cơ sở sản xuất vật liệu không nung - Vừa hoạt động chui vừa gây ô nhiễm
11:04 | 21/04/2020
DNTH: 8 cơ sở sản xuất vật liệu không nung tại xã Nghĩa Hoàn - Tân Kỳ ( Nghệ An). Cái hoạt động ít cũng 2 đến 3 năm, cái lâu cũng gần 5 đến 6 năm. Điều đáng nói tất cả cơ sở trên đều chưa đầy đủ các loại giấy phép để hoạt động. Không chỉ vậy các cơ sở này còn ngày ngày xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Vô tư xả thải
Từ những phản ánh của người dân xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) về việc nhiều cơ sở sản xuất vật liệu không nung, xả thải gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn, nước thải từ việc sản xuất vứt bừa bãi, chảy tràn ra nhiều khu vực canh tác nông nghiệp của người dân. Tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm nhưng đến nay các cấp chính quyền vẫn chưa có phương án xử lý triệt để gây lo ngại cho người dân trong khu vực. Để có cái nhìn toàn diện và đa chiều về vấn đề này, trong tháng 3/ 2020 nhóm Pv đã có mặt tại xã Nghĩa Hoàn để tìm hiểu sự việc và xác minh thông tin.
Nhà máy mới mọc trên nền lò gạch cũ.
Qua tìm hiểu được biết, xã Nghĩa Hoàn huyện Tân Kỳ hiện nay có 8 cơ sở sản xuất vật liệu không nung. Trong đó, 4 cơ sở sản xuất nằm rải rác ở trong các khu dân cư và 4 cơ sở nằm tập trung tại khu sản xuất gạch ngói Cừa cũ của người dân xã Nghĩa Hoàn. Tại thời điểm đó cơ sở sản xuất vẫn hoạt động bình thường. Những chiếc máy dập, máy cắt cùng đội ngũ công nhân say sưa với các công đoạn. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều có 2 đến 3 chiếc bể để chứa chất thải. Tuy nhiên, những chiếc bể để chứa nước thải ở các cơ sở sản xuất này được xây dựng sơ sài, tạm bợ theo hình thức chống đối. Nước thải từ việc sản xuất ngói không nung xả tràn trên những chiếc bể chảy bừa bãi xuống ruộng, ra đất xung quanh xưởng. Đặc biệt, nước thải ở một số cơ sở sản xuất có màu đỏ hồng, màu xanh chảy ra khu vực ruộng sản xuất lúa của người dân xã Nghĩa Hoàn.
Ngoài chất thải lỏng, các xưởng sản vật liệu không nung còn có một số lượng lớn là phế phẩm, chất thải rắn. Lớp chất thải này được tập kết tùy tiện thành những bãi rác nhỏ ngổn ngang xung quanh khu vực. Theo vị cán bộ xã cho biết “ Chất thải rắn được chở đi đổ tại một bãi tập kết trên địa bàn huyện”
Ông Nguyễn Văn M. một người dân trên địa bàn bức xúc: “Người dân sống gần khu vực này khổ sở quanh năm. Vào thời tiết nắng nóng, mùi từ những cơ sở sản xuất gạch bốc vào khó chịu vô cùng. Việc nước thải xả trực tiếp ra môi trường như vậy, ngấm vào lòng đất, về lâu về dài thì gây ra bệnh tật là điều không tránh khỏi. Chúng tôi mong chính quyền kiểm tra, xử lý những tình trạng trên tránh hệ lụy về lâu dài cho bà con nơi đây".
Trong thời gian qua, những cơ sở sản xuất ngói đang hoạt động đều đặn.
Xã “Trống đánh xuôi” huyện “kèn thổi ngược”
Việc nhiều cơ sở sản xuất vừa chưa đầy đủ giấy phép, vừa gây ô nhiễm môi trường là có thật. Các cơ quan liên quan đều xác nhận, hơn nữa, đã có nhiều cuộc họp để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu các ngành liên quan ở xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ chưa thực sự quyết liệt để tìm phương án hợp lý giải quyết vấn đề này. Ngược lại, sự việc đang được tiến triển theo chiều hướng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Chính quyền xã mong muốn tạo mọi điều kiện để các hộ sản xuất và kinh doanh có đầy đủ giấy tờ để hoạt động đúng luật, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế cho xã. Tuy nhiên chính quyền cấp huyện dừng như không nghĩ vậy, ít nhất là đối với ông Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện. Điều này không chỉ làm cho việc phát triển của người dân thêm phần khó khăn mà còn vô tình đẩy người dân biết luật mà vẫn vi phạm pháp luật
Những chiếc bể lọc nước thải được xây dựng sơ sài, tạm bợ.
Qua tìm hiểu hiện nay có 6 trong tổng số 8 cơ sở sản xuất ngói không nung trên địa bàn xã Nghĩa Hoàn đều chưa có thủ tục đầy đủ, đặc biệt là thủ tục thuê mặt bằng để sản xuất kinh doanh. Điều này nghiễm nhiên những cơ sở sản xuất ngói không nung của người dân vi phạm luật pháp. Không những thế, việc quản lý và các vấn đề liên quan như môi trường, nhân công… cũng đang bị “bỏ quên”.
Một người chủ sản xuất ngói không nung (xin được giấu tên) tìm đến phân bua với chúng tôi, Sau khi dẹp bỏ lò gạch thủ công ở xã Nghĩa Hoàn theo chỉ đạo của nhà nước, gia đình anh cũng như những gia đình khác trong vùng rơi vào cảnh không có việc làm. Vốn dĩ quen với nghề sản xuất gạch nên không thể đi đâu làm việc. Giờ đây gia đình ông cắn răng đầu tư vào sản xuất ngói không nung. Biết rằng gia đình anh đang vướng mắc nhiều thủ tục giấy tờ nhưng không biết làm sao cả?! Đã có nhiều cuộc họp của huyện, của xã nhưng đến nay khâu thủ tục vẫn đang ở trạng thái “chuẩn bị”. “Yêu cầu về xây dựng bể đựng nước thải gia đình anh cũng đã xây, nhưng cũng không thể biết xây với kích cỡ như thế nào cho hợp lý”.
Nước thải chảy tràn và rò ra ruộng sản xuất lúa của người dân xã Nghĩa Hoàn.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Hưng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn cho biết “trong xã có 8 cơ sở sản xuất ngói không nung, trong đó có một số hộ hình thành từ 6 năm nay. Sau khi xóa bỏ lò gạch thủ công thì số cơ sở sản xuất vật liệu không nung tăng lên. Hàng năm, phía xã vẫn thường kiểm tra và yêu cầu các cơ sở sản xuất thực hiện cam kết liên quan đến việc bảo vệ môi trường”. Tuy nhiên khi chúng tôi đặt câu hỏi, vì sao nhiều cơ sở hoạt động từ nhiều năm nay, tại sao vấn đề thủ tục vẫn chưa hoàn thành???“vấn đề thủ tục chủ yếu nằm ở cấp huyện, và trực tiếp là phòng Kinh tế Hạ tầng. Việc phát triển của các cơ sở sản xuất đang tồn tại nhiều hạn chế, tuy nhiên, quan điểm của xã là khắc phục những tồn tại và định hướng để người dân phát triển kinh tế”, ông Hưng cho biết thêm.
Cũng vấn đề này, trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Vi Văn Quang, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Tân Kỳ nói: “Tưởng chuyện gì, em cứ viết đi, nội dung anh đang muốn viết để hấn tháo đi luôn, em cứ thoải mái đi. Họ đang thuê đất của xã để sản xuất. Tuy nhiên thủ tục thuê đất chưa có, xã đang tạo điều kiện để xóa bỏ lò gạch thủ công. Muốn có giấy phép phải thuê đất, giao đất như thế nào? Em cứ thoải mái đi, cần xử lý nhà anh sẽ xử lý. Ngày xưa muốn tạo điều kiện cho dân hoạt động, còn dừ (giờ) muốn cho họ nghỉ cả. Về gạch, ngói không nung thì nhà nước có khuyến khích phát triển, nhưng không có nghĩa phát triển mà không thực hiện các nhiệm vụ khác, không thực hiện đúng quy định pháp luật”.
Chất thải từ sản xuất ngói được đổ bừa bãi.
Trở lại với thực trạng hiện nay trên địa bàn xã Nghĩa Hoàn liên quan đến các cơ sở sản xuất vật không nung, chất thải rắn và nước thải vẫn ngày ngày đổ bừa bãi và bức tử môi trường; các hộ dân sản xuất nơm nớp với nỗi lo về thủ tục. Trong khi đó, động thái mà chúng tôi nhận thấy ở đội ngũ cán bộ nhà nước thực hiện nhiệm vụ liên quan ở xã Nghĩa Hoàn và huyện Tân Kỳ chỉ là “ông nói gà, bà nói vịt”, chưa có giải pháp cụ thể cho việc phát triển lâu dài của người dân.
Thiết nghĩ, phải chăng tình trạng này kéo dài, để rồi những cơ sở sản xuất vật liệu không nung cũng hoang tàn và phá bỏ như những chiếc lò gạch thủ công trên địa bàn xã Nghĩa Hoàn hay sao??? Những người dân xã Nghĩa Hoàn cần có một lời giải hợp lý cho vấn đề này!!!
Ngọc Giáp
Cùng chuyên mục
- Tags:
- xã Nghĩa Hoàn /
- Nguyễn Đình Hưng /
- sản xuất vật liệu /
- vật liệu không nung /
- Tân Kỳ /
- ô nhiễm /
- Nghệ an /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao
Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.
Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo
Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...
Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải
Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.
Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường
So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...
Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai
Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...
Mùa thu vàng bên hồ Đại Lải với trải nghiệm nấu nướng thỏa thích, gắn kết tình thân
DNTH: Staycation – Xu hướng du lịch nở rộ dịp 2/9
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...