Tăng giá điện thêm 8,36% để lành mạnh hóa tình hình tài chính cho ngành điện

14:16 | 05/03/2019

DNTH: Thông tin này vừa được Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng chia sẻ. Đây sẽ là lần điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân thứ 8, kể từ năm 2010 - mà tất cả đều là điều chỉnh tăng.

Giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng mạnh từ cuối tháng 3 này. (Ảnh: Internet)

Giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng mạnh từ cuối tháng 3 này. (Ảnh: Internet)

Phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân do Bộ Công thương xây dựng, dự kiến sẽ được công bố chính thức trong ít ngày tới, để đưa vào áp dụng từ cuối tháng 3/2019.

Sau khi được điều chỉnh, giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng từ mức hiện tại, là 1.720,65 đồng/kWh, lên thành 1.864,4 đồng/kWh - tương đương với khoảng 8 cents/kWh, bằng con số tương ứng ở các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và thấp hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực.

Ý nghĩa của việc tăng giá điện, theo Thứ trưởng Vượng, là một biện pháp cần thiết để lành mạnh hóa tình hình tài chính cho EVN và các doanh nghiệp ngành điện, đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành.

Trước khi đưa ra quyết định điều chỉnh giá điện, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan đã cân nhắc thấu đáo, xem xét trên nhiều yếu tố - mà quan trọng nhất vẫn là nguyên tắc cung cầu.

Theo đó, thời gian qua, nhu cầu tiêu thụ điện trong nước liên tục tăng cao  - ở mức trên 10%/năm. Để đáp ứng nhu cầu này, ngành điện phải huy động nhiều hơn các nguồn điện có giá thành cao – như điện khí, điện dầu, điện gió, điện mặt trời, điện than… để cân đối.

Trong khi, trên thị trường trong nước và thế giới, từ năm ngoái đến năm nay, giá dầu khí, giá than đã tăng đáng kể. Việc này đã làm tăng chi phí đầu vào để sản xuất điện của toàn ngành thêm hàng chục nghìn tỷ đồng.

Nếu không điều chỉnh giá bán điện, EVN và các doanh nghiệp ngành điện sẽ gặp nhiều khó khăn, đe dọa sự tồn tại và phát triển bền vững.

Tác động giảm GDP 0,22%, tăng lạm phát 0,24%

Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, kế hoạch tăng giá điện thực tế đã được đặt ra từ năm 2018 nhưng vì mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã chỉ đạo hoãn việc tăng giá điện.

Đến năm nay, vấn đề này điều chỉnh giá điện lại được đặt ra và đã được thường trực Chính phủ chấp thuận.

Về lý do tại sao mức điều chỉnh lại được ấn định ở 8,36% mà không phải ít hơn, ông Vượng cho biết, trong 7 lần điều chỉnh trước đó (tính từ năm 2010), mức điều chỉnh đều đạt trên 6%, cá biệt có lần điều chỉnh tới 15%. Lần điều chỉnh gần nhất vào cuối năm 2017 là hơn 6,08%.

Theo quy định hiện hành, việc điều chỉnh tăng giá điện từ 5 – 10% thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương, nhưng cần có sự chấp thuận về mặt chủ trương của Thủ tướng.

Vị Thứ trưởng Bộ Công thương cũng tiết lộ, tính toán các yếu tố liên quan theo mô hình kinh tế lượng thì mức điều chỉnh giá điện lần này đáng ra phải là gần 10%. Nhưng sau khi cân nhắc các vấn đề và xem xét cả kế hoạch hoạch vĩ mô cho năm 2019, thường trực Chính phủ đã thống nhất mức điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân lần này ở mức 8,36%.

Mức điều chỉnh 8,36% như đã nói được tính toán là sẽ tác động làm tăng chỉ số lạm phát (CPI) lên 0,24% và làm giảm chỉ số tăng trưởng GDP đi 0,22%. Tuy nhiên, tác động này sẽ được khỏa lấp và hỗ trợ trong cân đối vĩ mô, đảm bảo các mục tiêu kinh tế - xã hội về đích theo kế hoạch.

Giữ giá được bao lâu?

Trước câu hỏi rằng sau lần tăng giá tới đây, dự kiến được bao lâu, Bộ Công thương mới lại điều chỉnh giá tiếp, ông Vượng cho biết “điều này không ai dám chắc”, bởi nó phù thuộc vào diễn biến thị trường.

Tuy nhiên, theo quy định, hai lần điều chỉnh giá điện liên tiếp không được cách nhau dưới 6 tháng./.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN