Tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế cho nhóm Big 4 giai đoạn 2021 - 2023

13:41 | 24/03/2022

DNTH: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra trong kế hoạch hành động mới nhất là tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021 - 2023 cho Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank.

Ngân hàng Nhà nước đặt kế hoạch tăng vốn cho nhóm Big4 giai đoạn 2021-2023
Ngân hàng Nhà nước đặt kế hoạch tăng vốn cho nhóm Big 4 giai đoạn 2021 - 2023.

Ngày 18/3/2022, NHNN đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ với nhiều nhiệm vụ quan trọng.

Mục đích của kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp được quy định tại Nghị quyết số 11 để nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, giải pháp và đạt mục tiêu đề ra.

Nhiệm vụ đầu tiên được NHNN đưa ra là điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng. Cụ thể là:

(i) Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;

(ii) Điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19;

(iii) Triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh;

(iv) Nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn;

(v) Miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.

NHNN có kế hoạch tăng vốn điều lệ cho các Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Agribank; bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng và tiếp tục xử lý nợ xấu:

(i) Tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021 - 2023 cho các Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank;

(ii) Theo dõi, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ triển khai chính sách hỗ trợ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thuộc lĩnh vực quản lý của NHNN. Đồng thời phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tại chương trình.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết thị trường vẫn đang kỳ vọng việc nới room ngoại đối với các ngân hàng quốc doanh như BIDV, VietinBank và Vietcombank lên trên 30%.

Theo báo cáo Triển vọng thị trường năm 2022, Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng việc tăng vốn sẽ là “chất xúc tác” cho ngành ngân hàng trong năm 2022, đặc biệt là tại nhóm Big 4 gồm BIDV, VietinBank và Vietcombank.

Hiện tại, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại của BIDV và Vietcombank vẫn còn dư địa lớn để gia tăng vốn hơn là VietinBank, cụ thể room ngoại còn lại của Vietcombank là 6,4% và BIDV còn 13,3%, nên có thể tăng vốn thông qua việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, cả hai nhà đầu tư chiến lược của các ngân hàng này (KEB Hana Bank của BIDV và Mizuho Bank của Vietcombank) hiện đang sở hữu 15% cổ phần so với hạn mức là 20%. Vì vậy, Vietcombank và BIDV vẫn còn trống room ngoại để có thể tăng thêm vốn từ các nhà đầu tư chiến lược hiện nay của ngân hàng, Yuanta Việt Nam nhận định.

Trong khi đó, nhà đầu tư chiến lược của VietinBank (Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ) hiện đang sở hữu 19,7%, đã gần bằng với hạn mức quy định là 20%.

Các chuyên gia cho biết thị trường vẫn đang kỳ vọng việc tăng hạn mức tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngân hàng lên cao hơn 30%, điều này rõ ràng sẽ làm tăng room ngoại cho các ngân hàng để huy động thêm vốn.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN