Tạo "cú hích" để TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm logistics

08:59 | 23/09/2019

DNTH: TP Hồ Chí Minh có điều kiện tốt để trở thành trung tâm dịch vụ logistics khu vực phía Nam. Để đạt được điều này cần phải có bước tiến trong việc phát triển hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng logistics.

TP Hồ Chí Minh nằm giữa các trục đường bộ Đông - Tây, Bắc - Nam, cùng với hệ thống hải cảng lớn (Cát Lái, Hiệp Phước, Bến Nghé, Tân Thuận...) nên hầu hết hàng hóa giao thương giữa các tỉnh, thành, hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu ở khu vực phía Nam đều đi qua thành phố.

Phát triển hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng logistics của TP Hồ Chí MinhPhát triển hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng logistics của TP Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó, TP Hồ Chí Minh còn nằm cạnh các tuyến hàng hải trọng yếu trên biển đông, nơi mỗi năm có trên 140.000 lượt tàu trọng tải trên 100.000 tấn đi qua, có thể kết nối lưu chuyển hàng hóa đa phương thức với nhiều nước. Do đó, việc phát triển logistics trở thành ngành mũi nhọn của TP Hồ Chí Minh là rất cần thiết để giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, việc xây dựng và triển khai Đề án Phát triển ngành logistics trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 kỳ vọng sẽ nâng tỷ lệ đóng góp của ngành này lên mức 8-10% GDP, tăng trưởng 15-10%. Đồng thời hình thành được dịch vụ logistics chuyên nghiệp, giúp nâng tỷ lệ sử dụng dịch vụ logistics lên mức 50-60%.

Ông Hòa cũng kỳ vọng TP Hồ Chí Minh sẽ hình thành các doanh nghiệp logistics đầu tàu. Qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất.

Theo các chuyên gia, dù có nhiều điều kiện thuận lợi, song thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành logistics TP Hồ Chí Minh còn yếu cả về số lượng, quy mô và trình độ nhân lực. Ngoài ra, việc thiếu đồng bộ giữa các cảng với hệ thống đường bộ, đường sắt và hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng biển là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế phát triển logistics tại TP Hồ Chí Minh.

Khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam chỉ ra rằng, hầu hết các cụm cảng của TP Hồ Chí Minh đều đang tồn tại nhiều trở ngại, trong đó tắc nghẽn hạ tầng, kẹt xe nghiêm trọng; cạnh tranh thiếu lành mạnh; cảng nhỏ lẻ, thiếu liên kết, khả năng kết nối nội địa yếu; hậu cần cảng phát triển ì ạch gây chậm trễ trong lưu thông hàng hóa; cảng nằm trong nội thành, ven đô và không thể phát triển, mở rộng.

Bà Tô Thị Hằng, Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam cho biết, tại TP Hồ Chí Minh hiện có 6 ICD (còn gọi cảng cạn, cảng nội địa) nhưng 5/6 điểm đã có quyết định di dời, do vậy gần như các điểm này không có sự đầu tư về cơ sở vật chất lẫn công nghệ.

"Hầu hết các cụm cảng của TP Hồ Chí Minh đang tồn tại nhiều trở ngại, trong đó tắc nghẽn hạ tầng, kẹt xe nghiêm trọng, thiếu sự kết nối... được xem là các vấn đề nóng. Trong khi đó, theo quy hoạch hệ thống ICD giai đoạn 2020-2025, toàn TP Hồ Chí Minh có 8 hệ thống ICD trên tổng diện tích 102 - 137ha, năng lực hàng hóa thông quan 1,38 - 1,89 triệu container", bà Hằng thông tin.

Về hoạt động của các doanh nghiệp, theo bà Hằng, tính đến tháng 3/2018, TP Hồ Chí Minh tập trung 54% doanh nghiệp logistics. Các doanh nghiệp thuần ở lĩnh vực logistics hiện nay, trừ vài công ty lớn, còn lại đều phải “làm F2”, tức là nhận thầu lại từ các công ty nước ngoài có mối quan hệ, có vốn.

Nhiều doanh nghiệp nhìn nhận, từ nay đến năm 2025, TP Hồ Chí Minh vẫn giữ vững vai trò là trung tâm phân phối, cung ứng hàng hóa lớn nhất phía Nam. Tuy nhiên, để ngành logistics phát triển bền vững, tránh tình trạng phát triển tự phát, mạnh ai nấy làm thì cần phải có một đề án phát triển tổng thể.

Bên cạnh đó, cần giải quyết vấn tắc nghẽn hạ tầng, kẹt xe đang tồn tại. Ông Phạm Son, Trưởng phòng Logistics Công ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé cho rằng, cần nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng kết nối.

Theo đó, cần hoàn thiện quy hoạch chi tiết phát triển hạ tầng logistics, bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phù hợp với các quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trong vùng.

Theo Hoan Nguyễn

THCL

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN