Thạch Thất (Hà Nội): Hàng loạt công trình vi phạm gây ô nhiễm môi trường, chính quyền làm ngơ?

07:54 | 30/09/2019

DNTH: Trên địa bàn xã Tiến Xuân, hàng loạt nhà hàng, nhà xưởng, trạm bê tông “mọc” lên như nấm trên đất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, lộn xộn giao thông nhưng chính quyền lại nhắm mắt làm ngơ. Theo đúng Chỉ thị của Chủ tịch UBND TP thì phải xử lý trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất và đình chỉ công tác của Chủ tịch UBND xã.

Hàng loạt trạm trộn bê tông ô nhiễm, nhà xưởng kiên cố trên đất nông nghiệp

Các trạm trộn bê tông đặt ở khu vực gần cầu Tiến Xuân và ở đoạn giao giữa đường tỉnh 446 với Đại lộ Thăng Long (cùng thuộc xã Tiến Xuân) hoạt động liên tục, gây ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn. Nhiều xe tải chở nguyên, vật liệu ra vào suốt ngày làm nhiều tuyến đường xuống cấp, gây mất an toàn giao thông. Quanh các trạm trộn là những đống cát, đá… chất cao như núi. Sát ngay những trạm trộn là diện tích đất trồng lúa của dân.

 

 

 

Các trạm trộn bê tông trái phép gây ô nhiễm môi trường.

Các trạm trộn bê tông trái phép gây ô nhiễm môi trường.

 

Tại thôn Miễu, xã Tiến Xuân, nhiều dãy nhà xưởng kiên cố, rộng hàng nghìn m2 hình thành như một “cụm công nghiệp” với quy mô lớn, kiên cố. Hệ

thống nhà xưởng được xây dựng kiên cố bằng bê tông, cốt thép, khung thép chịu lực cỡ lớn và được bắn tôn rất chắc chắn. Đây là những công trình xây

dựng trên diện tích đất nông nghiệp. Thậm chí, đất nông nghiệp tại khu vực này còn được phân ô, sang nhượng, mua bán công khai nhưng chính quyền

xã vẫn không hề có biện pháp ngăn chặn.

5000m2 đất vườn trồng cây lâu năm biến thành khu resort trái phép

Không những nhà xưởng, trạm trộn bê tông không phép mọc trên đất nông nghiệp, mà ở thôn Nhòn, xã Tiến Xuân (Thạch Thất) bỗng mọc lên một khu

sinh thái mang tên “Hồng Cổ Quán”. Khu sinh thái này được xây dựng với nhiều công trình nhà sàn kiên cố, có bể bơi, khu vui chơi giải trí, diện tích còn

lại để trồng hoa và cây lâu năm… vi phạm nhiều năm nhưng chưa được các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý dứt điểm.

 

 

Khu đất 5000 m2 trồng hoa hồng lại biến thành nhà hàng với nhiều nhà sàn kiên cố.

Để làm rõ thông tin trên, PV đã có cuộc trao đổi với ông Quách Đình Thắng – Phó  chủ tịch xã Tiến Xuân, ông Thắng cho biết: “Về các trạm trộn bê tông

và nhà xưởng mọc trên đất nông nghiệp đã tồn tại từ lâu, xã đã đi kiểm tra và lập biên bản. Tuy nhiên, trạm trộn bê tông được Bộ Tư lệnh pháo binh (đất

quốc phòng) thuê đất, xã không có thẩm quyền xử lý vấn đề này”. Khi PV yêu cầu được tiếp cận văn bản, biên bản kiểm tra thì ông Thắng hứa sẽ cung

cấp sau.

Về việc trong xã bỗng mọc lên khu sinh thái “Hồng Cổ Quán” thi ông Thắng cho hay: “Khu đất này thuộc đất vườn trồng cây lâu năm, đất khai hoang

của ông Đinh Công Liên hiện đang là trưởng thôn Nhòn, hiện cho vợ chồng ông Hùng công tác tại một đơn vị lực lượng vũ trang ở TP Hà Nội và bà

Nguyễn Thu Trang ở nội thành thuê lại với mục đích trồng hoa hồng cổ. Nhưng thực tế nơi đây lại biến thành nhà hàng sinh thái.  Đầu năm 2019, UBND

xã  đã tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm và đề nghị chủ đất cam kết thực hiện việc tháo dỡ trả lại nguyên trang khu đất. UBND xã đã làm văn bản báo

cáo lên UBND huyện Thạch Thất để xử lý”

 

Nhà xưởng kiên cố xây trái phép.

Nhà xưởng kiên cố xây trái phép.

Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì, bây giờ đã gần hết tháng 9, công trình vi phạm vẫn tồn tại ngang nhiên. Trong khi đó, trên trang cá nhân, bà Nguyễn

Thu Trang tỏ ra mỉa mai, thách thức: “Cô sẽ bị xử lý (có lẽ là hình sự chăng) vì đã dám trồng hoa hồng trên đất vườn cô thuê, dựng nhà lá để những

người qua đường có thể ngồi vừa uống trà, ngắm hoa hồng....”.

Qua đây, dư luận đặt ra dấu hỏi về cái gọi là lập biên bản, nhắc nhở với Hồng Cổ Quán chỉ là hình thức. Phải chăng chính quyền địa phương cũng lúng

túng không dám xử lý vì chủ công trình này có thế lực?

Cần xử lý trách nhiệm Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất và Chủ tịch xã Tiến Xuân

Được biết, để tăng cường công tác quản lý đất nông nghiệp, đất công, UBND TP Hà Nội đã có Chỉ thị số 04/CT-UBND nêu rõ trách nhiệm của chính

quyền địa phương cấp quận, huyện đó là: Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về quản lý quỹ đất nông

nghiệp trên địa bàn; về các trường vi phạm mà không bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét trách nhiệm đối với Chủ

tịch UBND quận, huyện, thị xã trong các trường hợp tiếp tục để xảy ra vi phạm, không xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm.

Yêu cầu Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn phải kiên quyết, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm (đặc biệt là các trường hợp tự chuyển đổi mục đích

sử dụng đất, xây dựng trái phép) theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật ngay từ khi các vi phạm đó xảy ra; lập hồ sơ các trường hợp vi

phạm vượt thẩm quyền, báo cáo UBND cấp huyện xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với địa phương nào để xảy ra vi phạm mà không xử lý thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chủ tịch

UBND quận, huyện, thị xã xử lý, quyết định tạm dừng công tác điều hành của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn để chỉ đạo xử lý cho đến khi vi phạm

được xử lý, khắc phục.

Với quy định rõ ràng như trên thì việc để kéo dài hàng loạt công trình vi phạm ở xã Tiến Xuân là không thể chấp nhận. Đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà

Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo thực hiện đúng Chỉ thị số 04/CT-UBND của Thành phố, kiểm điểm ngay trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Thạch

Thất và đình chỉ công tác của lãnh đạo UBND xã Tiến Xuân để làm rõ, đồng thời tháo dỡ ngay các công trình vi phạm.

 

 

Nhóm PV

Theo Sức Khỏe & Môi Trường

http://suckhoemoitruong.com.vn/moi-truong/thach-that-ha-noi-hang-loat-cong-trinh-vi-pham-gay-o-nhiem-moi-truong-chinh-quyen-lam-ngo-id26343n.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?

Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.

Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?

Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...

Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.

Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?

Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.

Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?

Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...

Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn

Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.

XEM THÊM TIN