Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực
15:15 | 08/12/2024
DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,7%; riêng ngành khai khoáng giảm 9,8%.

Tính chung 11 tháng năm 2024, IIP ước tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,9%); trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,0%), đóng góp 8,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,2%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,6%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 7,3%, làm giảm 1,2 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê ghi nhận, chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2024 của một số ngành công nghiệp trọng điểm tăng cao so với cùng kỳ năm trước, gồm: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 25,6%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 24,7%; sản xuất xe có động cơ tăng 18,3%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 14,5%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 13,4%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12,6%; dệt tăng 12,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,9%...
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành tăng thấp hoặc giảm, là khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 12,2%; khai thác than cứng và than non giảm 5,3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 0,6%; sản xuất đồ uống tăng 0,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 2,7%.
Về tình hình sản xuất công nghiệp của các địa phương trên cả nước trong 11 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước, báo cáo của Tổng cục Thống kê ghi nhận 60 địa phương có chỉ số sản xuất tăng và 3 địa phương có chỉ số sản xuất giảm.
Một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 11 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng cao, gồm: Phú Thọ tăng 42,1%; Lai Châu tăng 39,9%; Bắc Giang tăng 28,3%; Quảng Nam tăng 20,7%; Thanh Hóa tăng 19,3%.
Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Khánh Hòa tăng 148,5%; Điện Biên tăng 51,4%; Cao Bằng tăng 49,8%; Trà Vinh tăng 46,5%; Lai Châu tăng 39,6%; Sơn La tăng 36,4%.
Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành khai khoảng tăng cao: Cao Bằng tăng 27,0%; Thanh Hóa tăng 13,6%; Quảng Nam tăng 11,2%.
Ngược lại, một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 11 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng thấp hoặc giảm là: Đắk Nông tăng 3,1%; Quảng Trị tăng 3,0%; Hà Tĩnh giảm 4,8%; Gia Lai giảm 1,1%; Quảng Ngãi giảm 0,9%.
Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng thấp hoặc giảm: Quảng Trị tăng 3,0%; Bạc Liêu tăng 2,2%; Lạng Sơn giảm 14,8%; Quảng Ngãi giảm 5,8%; Gia Lai giảm 4,8%; Lâm Đồng giảm 3,9%.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng năm 2024, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước, gồm: ô tô tăng 22,4%; thép thanh, thép góc tăng 21,7%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 16,0%; xăng dầu tăng 15,9%; đường kính tăng 14,8%; thép cán tăng 14,1%; phân hỗn hợp NPK tăng 11,9%...
Ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 17,8%; khí hóa lỏng LPG giảm 14,0%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6,0%; than đá (than sạch) giảm 5,3%; điện thoại di động giảm 4,2%; bia giảm 2,1%; alumin giảm 1,2%.
Liên quan đến số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tại thời điểm 1/11/2024 tăng 0,7% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,4% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 0,1%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,7% và tăng 2,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,8% và tăng 5,3%.
Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng không đổi so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,1% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,8% và tăng 4,8%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và giảm 0,4%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,2% và tăng 1,1%.
Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, Tổng cục Thống kê đề xuất Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa...
Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng tập trung tham mưu, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên làm cơ sở cho các nguồn lực tăng trưởng mới trong các ngành công nghiệp cả ngắn hạn cũng như dài hạn. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình làm việc với các địa phương nhằm khôi phục và phát huy đà tăng trưởng của công nghiệp tại các địa phương, vùng kinh tế trọng điểm...
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/thang-11-san-xuat-cong-nghiep-cua-ca-nuoc-tiep-tuc-xu-huong-tich-cuc-20241207173834272.htm
Cùng chuyên mục
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...