Thanh Hóa: Dự báo nhiều thành tựu trong bức tranh kinh tế năm 2023
14:06 | 24/11/2023
DNTH: Năm 2023, kinh tế Thanh Hóa dự kiến ghi nhận nhiều kết quả khả quan và có sự chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa, trong năm 2023, địa phương này cơ bản ghi nhận tình hình kinh tế xã hội phát triển ổn định, trong đó có nhiều hạng mục quan trọng như thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu các nghành... dự kiến đều ghi nhận kết quả khả quan, tích cực.
Theo đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023 dự thu trên 39.800 tỷ đồng, mức thu này tuy có giảm 20,9% so với cùng kỳ năm trước nhưng đạt 114,5% dự toán đầu kỳ. Trong tổng thu ngân sách, thu nội địa ước đạt 23.546 tỷ đồng, bằng 107,8% dự toán, giảm 24,7% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 16.262 tỷ đồng, bằng 120,6% dự toán và giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi ngân sách nhà nước năm 2023 ước đạt 40.454 tỷ đồng, bằng 100% dự toán, đáp ứng nhiệm vụ chi trên các lĩnh vực.
Về quy mô nền kinh tế, trong năm 2023, Thanh Hóa ghi nhận tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,29%, tuy chưa đạt kế hoạch (11%) nhưng cao hơn mức GDP dự kiến trên 5% của cả nước. GRDP bình quân đầu người ước đạt 3.144 USD. Đây cũng được xem là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức và biến động khó lường trong năm 2023.
Trong năm 2023, Thanh Hóa tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng tốt tới từ một số ngành quan trọng, góp phần thúc đẩy thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng tới phát triển bền vững như: công nghiệp - xây dựng ước tăng 9,56%; dịch vụ ước tăng 8,01%; thuế sản phẩm ước giảm 5,21%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tăng 3,91%.
Cụ thể, trong năm chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 10,9%, với 14/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so với cùng kỳ, trong đó một số sản phẩm tăng mạnh như: Điện sản xuất (tăng 46,2%), dầu và mỡ bôi trơn (tăng 19%), thức ăn gia súc (tăng 11,1%), giấy bìa các loại (tăng 13,6%)...
Lĩnh vực xây dựng đạt kết quả tích cực, với tốc độ tăng trưởng ước đạt 8,05%. Trong tháng 3, Thanh Hóa đã hoàn thành và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040.
Hoạt động thương mại duy trì ổn định, doanh thu bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ năm 2023 ước đạt 175.000 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất, nhập khẩu chịu nhiều tác động của thị trường thế giới trong năm 2023, khi giá trị xuất khẩu ước năm 2023 đạt 5.300 triệu USD, bằng 96,4% kế hoạch, giảm 1,1% so với cùng kỳ; giá trị nhập khẩu ước đạt 5.737 triệu USD, giảm 16,6%.
Tiếp đó, năm 2023 tiếp tục là một năm thành công của nghành du lịch Thanh Hóa, tổng lượng khách du lịch năm 2023 của Thanh Hóa ước đạt 12,4 triệu lượt, bằng 103% kế hoạch, tăng 11,9% so với cùng kỳ (trong đó khách quốc tế ước đạt 616 nghìn lượt). Trong đó, tổng thu du lịch ước đạt 24.242 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch, tăng 20,8% so với cùng kỳ.
Hoạt động vận tải, vận chuyển hành khách năm 2023 ước đạt 37,3 triệu lượt, bằng 120,3% kế hoạch, tăng 32,1% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa ước đạt 68,1 triệu tấn, bằng 102% kế hoạch, tăng 12,8%; xếp dỡ hàng hóa qua cảng ước đạt 44 triệu tấn, bằng 91,7% kế hoạch, tăng 6,3%; doanh thu vận tải ước đạt 20.143 tỷ đồng, bằng 100,1% kế hoạch, tăng 4,4% so với cùng kỳ; hạ tầng bưu chính, viễn thông tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, mở rộng vùng phục vụ với công nghệ hiện đại, chất lượng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, từng bước thực hiện chuyển đổi số; doanh thu ước đạt 4.900 tỷ đồng, tăng 2,4% so cùng kỳ.
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của Thanh Hóa tiếp tục phát triển ổn định, tổng sản lượng lương thực ước đạt 1,57 triệu tấn, bằng 103% kế hoạch. Đã tích tụ, tập trung đất đai được 7.100 ha, đạt 100% kế hoạch; thực hiện chuyển đổi 2.458,9 ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, công tác phòng, chống dịch bệnh được chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, kiểm soát tốt. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 292 nghìn tấn, bằng 100,7% kế hoạch, tăng 5,7% so với cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm ước đạt 210 triệu quả, bằng 100% kế hoạch, tăng 28,1%.
Lâm nghiệp tiếp tục Thanh Hóa phát triển theo hướng bền vững. Toàn tỉnh này trồng mới được 10.000 ha rừng tập trung, bằng 100% kế hoạch; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 940 nghìn m3, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC đạt 28.492,4 ha tại 7 huyện; an ninh rừng được đảm bảo, không xảy ra cháy rừng.
Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2023 của Thanh Hóa ước đạt 211.500 tấn, bằng 100,2% kế hoạch và tăng 1,7% so với cùng kỳ; trong đó sản lượng khai thác ước đạt 138.000 tấn, bằng 100,4% kế hoạch, tăng 0,7%. Công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến các quy định pháp luật thủy sản, các quy định về chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU) được đẩy mạnh. Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 6.011 tàu cá các loại, trong đó có 1.114 chiếc có chiều dài 15 m trở lên.
Huy động vốn của các tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng phát triển) năm 2023 ước đạt 161,7 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm; tổng dư nợ ước đạt 187,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5%. Toàn tỉnh hiện có 4.662 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng với tổng dư nợ 51.968 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023 ước đạt 140.000 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 0,8% so với cùng kỳ. Đến thời điểm này, tỉnh đã thu hút được 73 dự án đầu tư trực tiếp (gồm 43 dự án đầu tư trong nước, 16 dự án có sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư và 14 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 26.799 tỷ đồng và 195,4 triệu USD. Có 5 dự án điều chỉnh tăng vốn 61,9 triệu USD. Tuy vậy, như một vài năm trở lại đây, thu hút FDI vẫn tiếp tục là "nốt trầm", khi dòng vốn ngoại chảy về Thanh Hóa vẫn là rất hạn chế so với kỳ vọng.
Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, đến ngày 26/10, giá trị giải ngân của tỉnh này đạt 8.441,4 tỷ đồng, bằng 56,7% kế hoạch vốn đã giao chi tiết. Song song với đó, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, từ đầu năm đến nay, Thanh Hóa đã hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng được 1.792 ha, bằng 77,2% kế hoạch.
Đến ngày 06/11/2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 2.710 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đạt 90,3% kế hoạch, giảm 9,6% so với cùng kỳ, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và thứ 8 cả nước, vốn điều lệ đăng ký đạt 17.256 tỷ đồng, vốn đăng ký bình quân 6,4 tỷ đồng/doanh nghiệp; có 945 doanh nghiệp tái gia nhập thị trường, giảm 24,6% so với cùng kỳ; có 1.295 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 1,4%. Ước cả năm 2023, có trên 3.000 doanh nghiệp được thành lập mới.
Tỉnh này đã thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 597,4 ha; cấp 10 giấy phép thăm dò, 7 giấy phép khai thác khoáng sản, phê duyệt trữ lượng 3 mỏ và thu hồi, đóng cửa 25 mỏ; phê duyệt kế hoạch đấu giá 48 mỏ làm vật liệu sản lấp, trong đó đã tổ chức đấu giá thành công 35 mỏ.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- kinh tế Thanh Hóa 2023 /
- kinh tế Thanh Hóa /
- bức tranh kinh tế năm 2023 /
- ngân sách /
- Thanh Hóa /
- FDI /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực
DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng
DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...
Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm
DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh
DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.
Giảm gánh nợ công
DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...
Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu
DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...