Tháo gỡ khó khăn để Doanh nghiệp xã hội phát triển bền vững

11:19 | 28/08/2019

DNTH: Sáng ngày 28.8 Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (BCSI) tổ chức chương trình “Hội nghị Doanh nghiệp xã hội và Phát triển bền vững” nhằm tháo gỡ khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững vì cộng đồng của Doanh nghiệp Việt Nam.

An sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hướng vào mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Hưởng ứng việc triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TW kí ngày 01 tháng 06 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (BCSI) tổ chức chương trình “Hội nghị Doanh nghiệp xã hội và Phát triển bền vững” vào 08h00 - 12h00 Thứ tư, ngày 28 tháng 8 năm 2019 tại Tầng 2, Khách sạn Army – Số 1A Nguyễn Tri Phương, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

TS. Võ Trí Thành - Viện Trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu điều hành hội nghị.

Khái niệm Doanh nghiệp Xã hội là một loại hình doanh nghiệp mới xuất hiện ở Việt Nam và đã có những phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, ở nước ta có khoảng 200 tổ chức được xem có đầy đủ các đặc điểm của Doanh nghiệp Xã hội, bên cạnh đó, có hàng chục ngàn tổ chức và doanh nghiệp có những đặc điểm của Doanh nghiệp Xã hội. Các Doanh nghiệp Xã hội đó đang hoạt động khá hiệu quả, bước đầu góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường như: đào tạo kỹ năng nghề cho con em gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật..., tạo cho họ việc làm ổn định, có thu nhập tương đối cao trong điều kiện chung của xã hội. Tuy nhiên, các Doanh nghiệp Xã hội hiện cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, như: Thiếu vốn và yếu kém trong khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, yếu về năng lực quản lý điều hành và sự thiếu hụt những dịch vụ hỗ trợ và nâng cao năng lực phù hợp cho Doanh nghiệp Xã hội, truyền thông và phát triển thương hiệu cho các Doanh nghiệp Xã hội gặp nhiều khó khăn do nhận thức của cộng đồng về loại hình này doanh nghiệp này còn hạn chế,...

PGS.TS Lê Xuân Đình - Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế & Dự báo phát biểu tại hội nghị.

Theo bà Catherine Phương, Trợ lý Giám đốc Quốc gia UNDP Việt Nam, 40% Doanh nghiệp tạo tác động xã hội được thành lập từ năm 2015; 2016 là năm bùng nổ (14%), 72% doanh nghiệp tạo tác động xã hội được đăng ký doanh nghiệp. Thật thú vị khi chú ý xem có bao nhiêu doanh nghiệp tự công nhận là coi tác động xã hội là nhiệm vụ ưu tiên của mình nhưng chưa được đăng ký là doanh nghiệp xã hội theo pháp luật. Các doanh nghiệp tạo tác động xã hội chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn (Hà Nội, TPHCM).

Bà Catherine Phương - Trợ lý Giám đốc quốc gia Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)

Theo các Báo cáo rà soát quốc gia tự nguyện của Việt Nam về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày tại Diễn đàn chính trị cấp cao hồi tháng 7 năm 2018, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức về ngân sách trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, “Việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi nguồn tài chính lớn trong khi Ngân sách Nhà nước hạn chế”. Mặc dù doanh thu có quy mô nhỏ, nhưng những nghiên cứu của UNDP chỉ ra rằng 70% doanh nghiệp SIB tạo ra được lợi nhuận. Do đó, ngay cả khi hiện nay quy mô khu vực này còn nhỏ nhưng nó có nhiều tiềm năng để hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững bằng cách góp phần vào cả tác động tích cực và nguồn lực tài chính, và với sự hỗ trợ tập thể của UNDP, UNDP có thể hỗ trợ khu vực này nhận ra những tiềm năng để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững.

Là một đại biểu tham dự hội nghị, Ông Phạm Ngọc Khoan – Phó Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngành nghề nông thôn Việt Nam cho biết: “với chức năng nhiệm vụ được giao, chúng tôi cũng đang thúc đẩy kết nối các doanh nghiệp với nhau nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có một “sân chơi”, tạo cơ hội cho họ hợp tác tạo ra giá trị kinh tế và giá trị xã hội phát triển bền vững”.

Ông Phạm Ngọc Khoan - Phó chủ tịch Hiệp Hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme) tại hội nghị.

“Hội nghị Doanh nghiệp xã hội và Phát triển bền vững” được kì vọng sẽ là nơi tháo gỡ khó khăn và chia sẻ kinh nghiệm cho các Doanh nghiệp xã hội nói riêng và đề cao tính trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Việt Nam nói chung, lan tỏa nhiều hơn nữa tới các tổ chức và cá nhân về sứ mệnh phát triển bền vững vì cộng đồng, cũng như đề xuất các giải pháp mới phù hợp với tình hình phát triển xã hội hiện đại khi hướng tới mục tiêu phát triển bền vững chung dựa trên các yếu tố xã hội, thông qua việc đối thoại thẳng thắn giữa các nhà quản lí chính sách và các doanh nghiệp.

 

Hoàng Sâm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN