Tháo gỡ vướng mắc dự án đầu tư của DN do Uỷ ban QLVNN làm chủ sở hữu
19:11 | 28/03/2020
DNTH: Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về xử lý vướng mắc đối với một số dự án đầu tư của doanh nghiệp do Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước (QLVNN) tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu.
![]() |
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Lê Sơn |
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nêu rõ Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập, đi vào hoạt động là chủ trương lớn của Đảng về đổi mới, hoàn thiện thể chế về quản lý DNNN tại Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Sau hơn 1 năm hoạt động, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã đạt được một số kết quả bước đầu, song cũng phát sinh một số tồn tại, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động, thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp, trong đó có vướng mắc liên quan đến hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban cần khẩn trương tháo gỡ.
Để kịp thời xử lý các vướng mắc, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT đã phối hợp với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban.
Theo đó, Nghị quyết phải giải quyết các vấn đề lớn, phức tạp, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty. Với phạm vi như vậy, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty tập trung trao đổi, cho ý kiến về một số vấn đề lớn nhưcác nội dung cụ thể của dự thảo Nghị quyết Bộ KH&ĐT trình Chính phủ, tập trung vào yêu cầu xử lý các vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, xác định rõ các vướng mắc do quy định của pháp luật, do tổ chức thực hiện, từ đó đề xuất phương án xử lý cụ thể trong Nghị quyết và kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật theo thẩm quyền.
Bộ KH&ĐT, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, tập đoàn, tổng công ty cần báo cáo thêm về những vướng mắc khác trong hoạt động đầu tư cần kiến nghị Chính phủ giải pháp chỉ đạo xử lý.
“Chúng ta đang phải đối diện với đại dịch COVID-19 với các tác động rất lớn, khó dự báo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty. Vì vậy, đề nghị các bộ, ngành, tổng công ty báo cáo về ảnh hưởng của đại dịch đến hoạt động của mình. Trên cơ sở đó, Bộ KH&ĐT nghiên cứu, tiếp thu, đề xuất các chính sách chỉ đạo, điều hành thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ các Tập đoàn, Tổng Công ty trong giai đoạn khó khăn này”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh.
![]() |
Ảnh: VGP/Lê Sơn |
Theo ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết này, Bộ KH&ĐT đã phối hợp với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức rà soát, tổng hợp, đánh giá toàn diện những vướng mắc trong quá trình hoạt động của Uỷ ban để có cơ sở nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý.
Kết quả rà soát cho thấy, những vướng mắc trong hoạt động của Uỷ ban không chỉ phát sinh trực tiếp từ các dự án của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban theo quy định tại Nghị định số 131/NĐ-CP mà còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau (như công tác sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn, tái cơ cấu và phá sản doanh nghiệp, quy chế tài chính, người đại diện, thuế, xử lý nhà đất, giao đất, cho thuê đất…).
Trên thực tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang xem xét, chỉ đạo tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động nêu trên của Uỷ ban cũng như của các doanh nghiệp do Uỷ ban làm đại diện chủ sở hữu. Bên cạnh đó, một số vướng mắc khác cũng đang được xem xét, xử lý trong từng trường hợp cụ thể hoặc trong khuôn khổ các đề án, báo cáo riêng.
Do vậy, dự thảo Nghị quyết không đưa ra các giải pháp xử lý toàn diện những vướng mắc nêu trên mà tập trung vào xử lý vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền quyết định đầu tư, trình tự, thủ tục, phân định trách nhiệm giữa Uỷ ban và các bộ, ngành đối với dự án đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư, hoàn thiện cơ chế chuyển giao quyền sở hữu đối với doanh nghiệp và giao kế hoạch đầu tư công.
Ngoài ra, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này còn một số quy định thiếu cụ thể hoặc không thống nhất, dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện hoặc chuyển giao dự án cho Uỷ ban.
Vì thế, ngoài giải pháp để xử lý những vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, cần có phương án xử lý toàn diện bằng việc sửa đổi, bổ sung quy định của các luật có liên quan, bảo đảm tính khả thi, thống nhất, đồng bộ trong việc thi hành pháp luật.
Trên cơ sở đó, Bộ KH&ĐT kiến nghị ban hành Nghị quyết của Chính phủ để xử lý vướng mắc đối với dự án đầu tư của các doanh nghiệp do Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu với các nội dung như: Giao nhiệm vụ cho các bộ tiếp tục rà soát, đề xuất phương án hoàn thiện quy định của các luật có liên quan; xử lý ngay một số vướng mắc xuất phát từ đặc thù của dự án do doanh nghiệp thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Lê Sơn
chinhphu.vn

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...