Thêm hàng loạt quyết định phạt nặng đối với doanh nghiệp và cá nhân

13:11 | 27/06/2019

DNTH: Ngày 26/6 vừa qua UBCKNN công bố hàng loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Tuần qua, từ 24/6 đến 28/6/2019 UBCKNN đã ra hàng loạt quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong số đó, rất nhiều doanh nghiệp bị phạt nặng.

Quốc Cường Gia Lai lại bị phạt liên quan đến công bố thông tin

Điển hình trong tuần qua là Quốc Cường Gia Lai (QCG) với số tiền phạt 70 triệu đồng. Quyết định có hiệu lực từ 24/6/2019. Đây tuy không phải là doanh nghiệp bị phạt lớn nhất, nhưng là doanh nghiệp đang được rất nhiều nhà đầu tư để ý đến.

Nguyên nhân bị phạt là do Quốc Cường Gia Lai công bố thông tin không đầy đủ, không đúng thời hạn theo quy định.

Trong số những thông tin QCG công bố không đúng thời hạn, có loạt thông tin liên quan đến việc nhận chuyển nhượng cổ phần đối với các đơn vị liên quan như tại Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Sông Mã, như tại CTCP Quốc tế An Vui, như tại CTCP BĐS Hiệp Phú, tạo CTCP Sparkle Value Homes và nhiều thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Thành viên HĐQT, BKS của công ty.

Trước đó cuối năm 2018 Quốc Cường Gia Lai từng gây chấn động và bị Sở GDCK Tp Hồ Chí Minh nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường liên quan đến việc thiếu sót không công bố thông tin các giao dịch góp, thoái vốn diễn ra từ năm 2013-2017 với tổng giá trị hợp đồng trị giá 3.200 tỷ đồng.

Thêm hàng loạt quyết định phạt nặng đối với doanh nghiệp và cá nhân - Ảnh 1.

VRC bị phạt vì công bố sai lệch thông tin

Cũng liên quan đến việc chậm công bố thông tin, công bố thông tin không đầy đủ, công bố thông tin sai lệch, CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC (mã chứng khoán VRC) bị phạt tổng cộng 130 triệu đồng. Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/6/2019.

Trong đó phạt tiền 60 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung theo quy định nhiều tài liệu liên quan.

Đồng thời phạt 70 triệu đồng do công bố thông tin sai lệch. Cụ thể, trong CTCP năm 2017 và 2018, VRC cho CTCP ADEC, tổ chức có liên quan đến bà Nguyễn Ngọc Quỳnh Như - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty thuê văn phòng và cung cấp dịch vụ tư vấn cho Công ty cổ phần ADEC. Tuy nhiên tại Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2017 và Báo cáo tình hình quản trị công ty 06 tháng đầu năm 2018 đã được công bố thông tin, Công ty báo cáo không có giao dịch giữa công ty với người có liên quan của công ty; hoặc giữa công ty với cổ đông lớn, người nội bộ, người có liên quan của người nội bộ.

Thêm hàng loạt quyết định phạt nặng đối với doanh nghiệp và cá nhân - Ảnh 2.

Chậm trễ lên sàn, Dệt may Hoàng Thị Loan cũng vào danh sách bị phạt

Đối với doanh nghiệp, ngày 25/6 vừa qua UBCKNN cũng quyết định phạt CTCP Dệt may Hoàng Thị Loan (HALOTEXCO) tổng số tiền 435 triệu đồng. Nguyên nhân do Công ty không đăng ký giao dịch chứng khoán và không báo cáo nhiều tài liệu theo quy định.

Việc xử phạt vi phạm do không đưa cổ phiếu lên đăng ký giao dịch không còn là tin lạ đối với các nhà đầu tư. Thời gian gần đây không ít doanh nghiệp bị phạt do chậm trễ lên sàn.

CTCP Dệt may Hoàng Thị Loan tiền thân là Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan và Nhà máy sợi Vinh thuộc Công ty Dệt may Hà Nội sáp nhập. Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 1/2006.

Thêm loạt cá nhân vừa bị xử phạt

Ngoài ra, đối với các cá nhân, ngày 25/6 UBCKNN phạt bà Nguyễn Thị Thúy Hằng số tiền 50 triệu đồng do không báo cáo sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng và khi không còn là cổ đông lớn. Và phạt tiền 25 triệu đồng do Không báo cáo khi có thay đổi số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu. Các giao dịch của bà Nguyễn Thị Thúy Hằng liên quan đến việc mua – bán cổ phiếu ATG của CTCP An Trường An.

Ông Nguyễn Đức Bình, Phó Giám đốc CTCP Thiết bị điện (mã chứng khoán THI) bị phạt 17,5 triệu đồng do báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch cổ phiếu THI.

Ông Nguyễn Đức Trung, Phó TGĐ CTCP Thiết bị điện cũng bị phạt 22,5 triệu đồng vì lý do báo cáo không đúng thời hạn về lý do không thực hiện hết khối lượng đăng ký.

Mai Nguyễn

Theo Trí thức trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN