Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng
03:47 | 17/11/2024
DNTH: Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất hơn một năm do lo ngại về nhu cầu nhập khẩu của Indonesia trong năm tới, trong khi giá gạo của Ấn Độ giữ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng do nguồn cung tăng.
Thị trường gạo châu Á
Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất hơn một năm do lo ngại về nhu cầu nhập khẩu của Indonesia trong năm tới, trong khi giá gạo của Ấn Độ giữ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng do nguồn cung tăng.
Các thương nhân cho biết, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 515-520 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023. Con số này giảm so với mức 520-525 USD/tấn của tuần trước. Theo một thương nhân tại TP.HCM, giá giảm nhẹ có thể phản ánh thực tế là nước này có thể không nhập khẩu gạo vào năm 2025, theo nhận định hồi đầu tháng này của một quan chức Indonesia.
Indonesia là thị trường lớn của gạo Việt Nam sau Philippines. Trong giai đoạn từ tháng 1-10/2024, Indonesia nhập khẩu 1,1 triệu tấn gạo của Việt Nam, chiếm 14,2% tổng lượng gạo xuất khẩu.
Tuy nhiên, một thương nhân ở tỉnh An Giang, đồng bằng sông Cửu Long, tin rằng Indonesia sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo từ Việt Nam vào năm tới.
Còn theo một thương nhân khác, Philippines trước đó cho biết sẽ giảm nhập khẩu gạo nhưng cuối cùng lại nhập khẩu nhiều hơn.
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ ổn định ở mức 440-447 USD/tấn trong tuần này, gần mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023. Gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 440-450 USD/tấn.
Một thương nhân tại Kolkata cho biết nguồn cung từ vụ mùa mới có thể sẽ tăng trong vài tuần tới.
Các nguồn tin tuần trước cho biết lượng gạo trữ kho của Ấn Độ đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 11/2024, gần gấp ba lần mục tiêu của chính phủ.
Thị trường nông sản Mỹ
Giá đậu tương kỳ hạn tăng trong phiên 15/11 tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago, sau khi Trung Quốc cho biết sẽ cắt giảm ưu đãi xuất khẩu đối với dầu ăn đã qua sử dụng, một động thái có thể hạn chế lượng nhập khẩu vào Mỹ.
Trong khi đó, giá ngô và lúa mỳ kỳ hạn cũng tăng nhờ hoạt động mua vào.
Trong phiên cuối tuần, giá đậu tương tăng 11 xu, lên 9,98 USD/bushel, giá lúa mỳ tăng 6 xu, lên 5,36 USD/bushel và giá ngô tăng 5 xu, lên 4,24 USD/bushel ( 1 bushel đậu tương/lúa mỳ =27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Theo các nhà phân tích, sự gia tăng nhập khẩu dầu ăn đã qua sử dụng trên thị trường nhiên liệu sinh học của Mỹ đã cản trở nhu cầu về dầu đậu nành của nước này. Tuy nhiên, sự sụt giảm trong xuất khẩu dầu ăn đã qua sử dụng từ Trung Quốc có thể thúc đẩy nhu cầu đó.
Giá đậu tương và ngô kỳ hạn giảm mạnh vào đầu tuần do có tin Tổng thống đắc cử của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã đề cử ông Lee Zeldin, người không ủng hộ nhiên liệu sinh học, làm người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, gây lo ngại về những tác động đến cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu đối với ngũ cốc và hạt có dầu.
Trong phiên cuối tuần, giá ngô tăng mạnh sau 4 phiên giảm. Trong cả tuần, giá nông sản này giảm khoảng 1,62%.
Trong khi đó, giá lúa mỳ chịu sức ép do đồng USD tăng giá lên mức cao nhất trong một năm trong tuần này, khi chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống, số liệu lạm phát của Mỹ và những phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã làm tăng khả năng Fed hạ lãi suất với tốc độ chậm hơn.
Thị trường cà phê thế giới
Trên thị trường quốc tế phiên 16/11, giá cà phê tăng tại cả hai sàn London và New York, nhờ nhu cầu cao từ các thị trường nhập khẩu lớn, trong khi nguồn cung từ các quốc gia sản xuất gặp khó khăn do thời tiết và chi phí sản xuất tăng.
Giá cà phê Robusta tại sàn ICE Futures Europe (London) giao tháng 11/2024 tăng 6 USD lên 4.783 USD/tấn, giao tháng 1/2025 tăng 11 USD lên 4.706 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica tại sàn ICE Futures US (New York) giao tháng 12/2024 tăng 0,7 xu lên 279,65 xu/lb, giao tháng 3/2025 tăng 0,95 xu lên 280,35 xu/lb (1 lb = 0,4535 kg).
Tại thị trường trong nước, giá cà phê tiếp tục tăng mạnh tại các tỉnh trọng điểm, chạm mức cao nhất kể từ đầu vụ.
Nhìn chung, mức giá thu mua tại các tỉnh Tây Nguyên dao động trong khoảng 113.500 - 114.000 đồng/kg, phản ánh nhu cầu cao từ các nhà xuất khẩu và sự khởi sắc của thị trường quốc tế.
Tại Lâm Đồng giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà và Bảo Lộc đạt mức 113.500 đồng/kg.
Tại Đắk Lắk, khu vực Cư M’gar ghi nhận mức giá 113.800 đồng/kg, trong khi Ea H’leo và Buôn Hồ cùng đạt 113.700 đồng/kg.
Tại Đắk Nông, mức giá tại Gia Nghĩa đạt đỉnh 114.000 đồng/kg, cao nhất cả nước, trong khi Đắk R’lấp ghi nhận mức 113.900 đồng/kg.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-te/thi-truong-nong-san-gia-gao-xuat-khau-cua-an-do-on-dinh-gan-muc-thap-nhat-trong-15-thang-20241116175747065.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- gạo ấn độ /
- Thị trường nông sản /
- Nông sản Mỹ /
- Giá gạo xuất khẩu /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực
DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng
DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...
Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm
DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh
DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.
Giảm gánh nợ công
DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...
Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu
DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...