Thoái vốn khỏi công ty con ở Campuchia, Gelex phát triển sản xuất vật liệu xây dựng

16:10 | 28/06/2019

DNTH: HĐQT Gelex vừa thông qua nghị quyết về việc thoái toàn bộ vốn đầu tư tại công ty con là Gelex Cambodia Co. Ltd (Công ty TNHH Gelex Campuchia). Chiến lược phát triển trong thời gian sắp tới của Gelex sẽ là sản xuất vật liệu xây dựng.

thoai von khoi cong ty con o campuchia gelex phat trien san xuat vat lieu xay dung
HĐQT Gelex công bố nghị quyết về việc thoái vốn khỏi công ty con ở Campuchia.

Mới đây, HĐQT Tổng công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam (Gelex - Mã: GEX) vừa công bố nghị quyết về việc thoái toàn bộ vốn đầu tư tại công ty con là Gelex Cambodia Co. Ltd (Công ty TNHH Gelex Campuchia). Thời gian thực hiện dự kiến là quí III/2019.

Được biết, Gelex Campuchia được thành lập vào nửa cuối năm 2017 với vốn điều lệ 25.000 USD (tương đương hơn 500 triệu đồng) do Gelex sở hữu 100% vốn. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối sản phẩm thiết bị điện. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quí I vừa qua, Gelex vẫn sở hữu 100% vốn của Gelex Campuchia.

Những năm gần đây Gelex đã liên tục tái cơ cấu, tập trung vào các mảng kinh doanh chính thuộc các lĩnh vực: Năng lượng, hạ tầng tiện ích, bất động sản, thiết bị điện và logistics.

Diễn biến mới đây, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Tổng công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC) sáng 26/6, ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Gelex được bầu làm chủ tịch HĐQT Viglacera. Ngoài ra, bà Đỗ Thị Phương Lan - Phó Chủ tịch Gelex cũng được bầu vào HĐQT Viglacera. Hiện nay, Gelex và công ty con là Gelex Electric sở hữu lần lượt 12,33% và 12,74% vốn điều lệ của Viglacera.

Trong thông điệp sau khi được bầu làm chủ tịch Viglacera, ông Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, chiến lược phát triển trong thời gian sắp tới của Gelex là tiếp tục mở rộng lĩnh vực sản xuất công nghiệp sang các lĩnh vực sản xuất có tính chất tương đồng, bổ trợ cho mảng sản xuất truyền thống của Tập đoàn như mảng sản xuất vật liệu xây dựng.

Mục tiêu của của Gelex là có thể cung cấp cho thị trường các "gói giải pháp" bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm riêng lẻ như hiện nay. Đồng thời, Gelex cũng không ngừng nhân rộng các mô hình kinh doanh thành công trong các lĩnh vực logistics, năng lượng tái tạo và bất động sản, kiên trì xây dựng một danh mục tài sản mang lại dòng tiền ổn định, lâu dài cho cổ đông.

thoai von khoi cong ty con o campuchia gelex phat trien san xuat vat lieu xay dung
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Gelex và Tân Chủ tịch HĐQT Viglacera. Ảnh: Gelex.
Ông Nguyễn Văn Tuấn là một trong những CEO trẻ trên thị trường chứng khoán. Sinh năm 1984, ông Tuấn lần đầu tiên giữ chức vụ cao tại các doanh nghiệp là vào năm 2013 khi được bầu làm phó Chủ tịch HĐQT của Fecon.

Sau đó, ông tiếp tục "trải nghiệm" ở các chức vụ khác như Phó Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH S.A.S - CTAMAD; Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Thiết bị Điện; Chủ tịch Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex; Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CAV) và rồi năm 2016 được bầu làm Tổng giám đốc Gelex. Tháng 1/2018, ông được bầu kiêm nhiệm thêm chức danh Chủ tịch HĐQT Gelex.

Như vậy là, ông Tuấn đã giữ 2 chức vụ cao nhất tại Gelex tại thời điểm được bầu làm chủ tịch HĐQT của Viglacera.

Doanh thu cả năm 2018 vừa qua của Gelex đạt 13.699 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 1.283 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 942,4 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ.

Trong năm vài năm gần đây, giới đầu tư chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của nhóm doanh nghiệp do ông Nguyễn Văn Tuấn đại diện. Trong đó, Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam - Gelex (GEX) công bố kết quả kinh doanh 2018 với doanh thu và lợi nhuận kỷ lục. Doanh thu tăng 14,3% lên mức kỷ lục 13,7 ngàn tỷ đồng. Trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 41,6% so với năm trước đó lên 1,533 ngàn tỷ đồng.

Tính trong 5 năm qua, tài sản của Gelex tăng gấp 3,4 lần; vốn chủ sở hữu tăng 3,6 lần; lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng 3 lần...

Gelex của ông Nguyễn Văn Tuấn cũng đang bứt phá thần tốc với nhiều doanh nghiệp con nổi tiếng như Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi), Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM), Vinakip... và đang mở rộng sang hạ tầng, logistics, bất động sản (BĐS).

Công ty này đang hoàn tất việc mua và sở hữu chi phối Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh, một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất máy biến áp 110kV.

Trong khi đó, Sotrans cung cấp chuỗi dịch vụ logistics khép kín và luôn nằm trong top đầu của Việt Nam. Trong lĩnh vực vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, Viettranstimex là đơn vị thành viên của Sotrans hiện đang giữ vị trí số 1 Đông Nam Á và Top 50 thế giới.

Đây cũng là ông chủ của một loạt tài sản rất có giá trị, như Khách sạn Melia (HEM nắm 35%); dự án trụ sở Gelex 52 Lê Đại Hành (Hà Nội), dự án đất kim cương tại số 10 Trần Nguyên Hãn (Hà Nội),...

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, định hướng của doanh nghiệp là tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp đầu ngành, M&A các doanh nghiệp đầu ngành bởi không chỉ ở đó có dòng tiền dồi dào mà còn có những nhân sự tốt nhất, công nghệ dẫn đầu...

Theo Xuân Đoàn

KTMT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN