Thủ tướng yêu cầu sửa quy định '4 cơ quan kiểm tra một container phế liệu nhập khẩu'

11:02 | 02/02/2019

DNTH: Trước 15/2, Bộ Tài nguyên & Môi trường phải ban hành Thông tư bỏ nội dung bất cập liên quan tới quy trình kiểm tra phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Thủ tướng vừa ký ban hành chỉ đạo thay đổi phương thức kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp. Chỉ đạo này được ban hành trên cơ sở kết quả kiểm tra thực tế của Tổ công tác Thủ tướng tại cảng Hải Phòng vài ngày trước, và đề xuất của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác.

Theo đó, Bộ Tài nguyên & Môi trường được phép chỉ định tổ chức giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ kết quả giám định, phân tích chất lượng của các lô hàng phế liệu. Cơ quan hải quan sẽ tham gia trong quá trình kiểm tra, lấy mẫu giám định. Đơn vị này chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ kết quả giám định, phân tích chất lượng của các lô hàng phế liệu nhập khẩu. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, giám định của đơn vị giám định, cơ quan hải quan thực hiện việc thông quan các lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy định pháp luật.

Quy định này đồng nghĩa sẽ sửa đổi việc "4 cơ quan cùng kiểm tra, xử lý một container phế liệu nhập khẩu" theo quy định tại Thông tư 08 và 09. 

Lượng lớn container được nhập về đang tồn tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Giang Chinh

Lượng lớn container được nhập về đang tồn tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Giang Chinh

Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường phải ban hành Thông tư bãi bỏ những nội dung bất cập tại Thông tư 08 và 09 liên quan đến quy trình kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Thông tư thay thế phải hoàn thành trước 15/2.

Vài ngày trước, Tổ công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế tại cảng Hải Phòng. Sau buổi làm việc, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhận xét, quy định tại Thông tư 08 và 09 về kiểm tra chất lượng, quy chuẩn phế liệu nhập khẩu của Bộ Tài nguyên & môi trường là "những văn bản vô cảm với doanh nghiệp".

Hiện hơn 24.000 container phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được doanh nghiệp nhập về từ giữa năm 2018 vẫn đang tồn tại cảng. Việc chậm được thông quan các lô hàng này khiến mỗi ngày doanh nghiệp phải chi trả khoảng 40-50 USD một container tiền lưu kho, bãi. Với trên 16.600 container đang bị lưu giữ từ 30 đến 90 ngày, ước tính mỗi ngày doanh nghiệp thiệt hại 600.000 - 800.000 USD.

"Ban hành thủ tục hành chính nhưng không đánh giá tác động đầy đủ, rà soát kỹ đã vô tình bóp chết doanh nghiệp", Tổ trưởng Tổ công tác Chính phủ nói và yêu cầu Bộ Tài nguyên & Môi trường "phải nhận lỗi với doanh nghiệp khi đã ban hành văn bản hành chính khiến họ rơi nước mắt vì quá khó khăn".

 

 

 

Theo Nguyễn Hoài

VNE

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN