Thua lỗ kỷ lục sau Covid - 19, đường sắt Việt Nam làm gì để hồi phục?

17:31 | 14/07/2020

DNTH: Được ví như trục “xương sống” nối 2 miền Nam – Bắc., thế nhưng, ngành đường sắt đang bị cho là “lạc hậu hóa”, thậm chí “hụt hơi” so với các loại hình vận tải khác trong cuộc đua thị phần. Đặc biệt, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, dự báo ngành đường sắt đã khó nay lại càng khó hơn.

Làm ăn bết bát

Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, ông Trần Thiện Cảnh – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện chủ trương giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tác động rất lớn đến hoạt động vận tải. Tính từ tháng 2 đến thời điểm tháng 5/2020, Tổng công ty đã giảm khai thác 2.886 chuyến tàu so với cùng kỳ.

Sau khi gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội nhưng chưa công bố hết dịch thì đến nay, tỉ lệ chiếm chỗ trên các đoàn tàu cũng chỉ đạt trên dưới 56%. Hoạt động đi lại của hành khách bằng tàu hỏa chưa có dấu hiệu phục hồi. Chiến dịch vận tải hè là đợt vận chuyển cao điểm của ngành đường sắt năm nay cũng bị thiệt hại nặng do việc học sinh, sinh viên đẩy lùi kỳ nghỉ hè vào trùng thời gian bắt đầu mùa mưa bão ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch, thăm thân nhân của khách hàng.

Do đó, số lượt hành khách lên tàu dự kiến chỉ đạt 29,4% so với cùng kỳ; doanh thu vận tải tháng 6 của các công ty cổ phần vận tải dự kiến chỉ đạt 43,9% so với cùng kỳ và 6 tháng đạt 69,4% so với cùng kỳ. Dự kiến 6 tháng đầu năm lỗ từ hoạt động vận tải là 450,6 tỷ đồng.

Thực trạng trên khiến 4.387 lao động phục vụ các đoàn tàu khách thuộc các đơn vị vận tải đường sắt bị ảnh hưởng thiếu việc làm, với các hình thức lao động nghỉ luân phiên từ 5 - 13 ngày/tháng, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn Hợp đồng lao động từ 1 - 3 tháng. Số lao động bị thiếu việc làm chiếm tỉ lệ khoảng 78,3% số lao động hiện có phục vụ vận tải của các Công ty cổ phần vận tải đường sắt.

“Để giải quyết khó khăn trên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, miễn nộp các loại thuế, phí năm 2020 như: Thuế thu nhập cá nhân; miễn đóng BHXH, BHYT, BHTN; miễn đóng phí công đoàn. Cùng đó, miễn khoản phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt 8% trên doanh thu vận tải năm 2020, ước tính số tiền là 280,6 tỷ đồng cho các doanh nghiệp vận tải…

Đối với các khoản vay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét khoanh nợ gốc và miễn giảm lãi vay cho các khoản vay của các ngân hàng cho các dự án đầu tư của Tổng công ty và các công ty vận tải đường sắt nhằm giảm áp lực trả nợ gốc và lãi vay trong giai đoạn khó khăn. Dự kiến cả nợ gốc và lãi vay năm 2020 các doanh nghiệp vận tải đường sắt phải trả ngân hàng là 333,16 tỷ đồng”, ông Cảnh thông tin.

Lách qua “khe cửa hẹp”

Từ thực trạng đầy khó khăn và thách thức như hiện nay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thẳng thắn nhận định việc hoàn thành chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế của ngành thời gian tới sẽ khó có thể đạt được. Để giải quyết vấn đề này, phía Tổng công ty cho biết sẽ nỗ lực hết sức để cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực và chất lượng vận tải.

Ngành đường sắt cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực và chất lượng vận tải. Ảnh LM.

Ông Cảnh cho biết, trong thời gian tới, Tổng công ty sẽ tập trung điều chỉnh, triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 trên các mặt sản xuất sát với thực tế, đặc biệt chú trọng đến phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải khi công bố hết dịch Covid-19. Tiếp tục triển khai các giải pháp để nâng cao doanh thu, sản lượng vận tải, tiết kiệm chi phí và đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động: Thực hiện các giải pháp để kiềm chế tai nạn giao thông đường sắt.

Tăng cường quan hệ, mở rộng hợp tác kêu gọi nguồn vốn vay ưu đãi từ Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế để mua sắm máy móc, trang thiết bị, vật tư hiện đại hóa, cơ giới hóa công tác quản lý,… kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cùng hợp tác phát triển các cơ sở công nghiệp đường sắt của Tổng công ty.

“Đặc biệt, đơn vị sẽ hoàn thành các công trình thuộc kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 đúng tiến độ và thời gian giải ngân. Tiếp tục phối hợp với các bộ ngành liên quan và các chủ đầu tư (PMU Rail và ban 85) để triển khai thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc gói 7.000 tỷ đồng”, ông Cảnh nhấn mạnh.

N.L

Theo https://www.nguoiduatin.vn/thua-lo-ky-luc-sau-covid-19-duong-sat-viet-nam-lam-gi-de-hoi-phuc-a482252.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?

Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.

Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?

Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...

Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.

Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?

Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.

Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?

Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...

Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn

Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.

XEM THÊM TIN