“Thúc” xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu
10:53 | 17/12/2021
DNTH: Trong các vướng mắc về xử lý nợ xấu, thì xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) là vấn đề đang gây “đau đầu” nhất của các tổ chức tín dụng (TCTD). Việc xử lý kéo dài không những gây thiệt hại cho các ngân hàng, mà còn làm lệch lạc chủ trương của Nhà nước, gây trầm trọng thêm tình trạng nợ xấu của các TCTD.
Ngày 10/5/2017, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chi nhánh Đông Đô (Huế) cho Công ty TNHH Sikar (địa chỉ tại km 780, quốc lộ 1A, thị trấn Hải Lăng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) vay hợp đồng tín dụng (HĐTD) số 0405/2017/HĐHM-DN.HUE (tái cấp hạn mức trên cơ sở HĐTD số 01/2016/HĐHM/PVB-CNĐĐ ngày 3/2/2016 của PVcomBank Đông Đô. Tổng nghĩa vụ phải trả của Sikar đến ngày 26/7/2021 là 22.859.483.805 đồng bao gồm khoản nợ gốc là 14.000.000.000 đồng, nợ lãi là 8.859.483.805 đồng.
TSĐB của khoản vay định giá gần nhất vào ngày 8/8/2018 gồm dây chuyền sản xuất rượu; dây chuyền sản xuất bao bì giấy carton; hệ thống chưng cất rượu và nông sản; dây chuyền sản xuất nước tinh khiết và nước giải khát; dây chuyền sản xuất thực phẩm chức năng; nhà xưởng tại cụm công nghiệp; nhà và quyền sử dụng đất hộ ông Trần Hữu Bằng (Giám đốc Sikar, người đứng tên hợp đồng vay vốn) tại 69 Lê Duẩn, thị trấn Hải Lăng, gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - tổng cộng là 22.207.000.000 đồng.
Được biết, sau khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ và không còn khả năng thanh toán, tháng 5/2018, PVcomBank đã khởi kiện và được TAND Hải Lăng thụ lý, giải quyết. Tuy nhiên, vụ việc đã bị đình chỉ do Sikar có đơn đề nghị mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục phá sản, quản tài viên (PVcomBank cùng tham gia) đã kiểm kê và phát hiện một số TSBĐ tại nhà máy Sikar có sự thay đổi về hiện trạng so với thời điểm thế chấp.
Tuy nhiên, phía TAND huyện Hải Lăng không có ý kiến gì đối với nội dung này và đã hoàn thiện hồ sơ, tổ chức 2 lần hội nghị chủ nợ (ngày 22/1/2019 và ngày 25/7/2019), song đều phải tạm hoãn do tỷ lệ chủ nợ không có bảo đảm tham gia hội nghị không đủ điều kiện theo Luật Phá sản.
Đến ngày 21/1/2020, TAND huyện Hải Lăng đã chuyển hồ sơ cho Viện kiểm soát nhân dân (VKSND) huyện Hải Lăng xem xét vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả. Sau khi tiếp nhận giải quyết, VKSND Hải Lăng đã chuyển hồ sơ cho công an Hải Lăng để điều tra có dấu hiệu hình sự theo quy định và đến nay chưa có kết luận cuối cùng.
Theo PVcomBank, quá trình xử lý kéo dài từ năm 2018 đến nay đã 3 năm, nhà băng này đã chịu các thiệt hại về chi phí tạm ứng để bảo vệ tài sản, PVcomBank phải tự bỏ tiền để trông giữ TSBĐ tại Nhà máy Sikar. Song, thiệt hại lớn nhất đó là TSBĐ của PVcomBank bị xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian.
“Nhận thấy giá trị TSBĐ có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng do vụ việc bị kéo dài và không có đơn vị đầu mối thực hiện công tác bảo vệ nên PVcomBank đã nhiều lần có văn bản đề nghị Tòa án, quản tài viên, Viện kiểm sát, Cơ quan cảnh sát điều tra đẩy nhanh quá trình giải quyết và thống nhất phương án bảo vệ và xử lý các TSBĐ tại nhà máy nhưng đến nay vẫn không nhận được ý kiến phản hồi.
Việc quá trình xử lý bị kéo dài từ tháng 5/2018 đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm đã khiến các TSBĐ của PVcomBank tại nhà máy Sikar xuống cấp nghiêm trọng và việc này có thể khiến PVcomBank không thể thu hồi được bất kỳ khoản nợ nào của Sikar, sau khi trừ các chi phí bảo vệ, xử lý TSBĐ”, PVcomBank cho biết.
Kiến nghị tăng quyền cho tổ chức tín dụng
PVcomBank chỉ là một trong những ví dụ điển hình gặp khó vì xử lý TSBĐ. Tại Điều 14 Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu quy định: “sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét không thấy ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là TSBĐ của khoản nợ xấu theo đề nghị của bên nhận đảm bảo là TCTD”. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích cụ thể về việc “xử lý vụ án và thi hành án” theo quy định tại Điều 14 nói trên.
Do đó, việc có hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là TSBĐ của khoản nợ xấu hay không và hoàn trả vào thơi gian nào sẽ phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến các TCTD rất chậm nhận được tài sản để xử lý, thu hồi nợ của các khoản nợ xấu.
Ngoài ra, hiện chỉ mới quy định về việc hoàn trả tài sản là vật chứng trong các vụ án hình sự cho các TCTD mà chưa có quy định về hoàn trả TSBĐ là tang vật của các vụ việc hành chính cho các TCTD.
Trước thực tế đó, cộng thêm với nhiều tồn tại trong quá trình xử lý nợ xấu, mới đây, Chính phủ chính thức kiến nghị Quốc hội ban hành luật riêng về xử lý nợ xấu, trong đó tăng quyền cho các TCTD.
Đáng chú ý, Chính phủ kiến nghị luật riêng về xử lý nợ xấu sửa đổi các quy định về việc thu giữ TSBĐ theo hướng TCTD có quyền thu giữ tài sản cho khoản nợ xấu mà không cần phải có thỏa thuận về việc bên nhận bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu giữ TSBĐ trong hợp đồng bảo đảm.
Cùng với đó, Chính phủ cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 42 theo hướng bổ sung quy định cho phép áp dụng thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp liên quan đến HĐTD có khoản nợ là nợ xấu; bổ sung quy định về việc hoàn trả TSBĐ là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra, Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm, hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu. Cụ thể, xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ gia; đặc biệt là quy định liên quan đến thuế (bao gồm việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong quá trình xử lý TSBĐ khi thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng).
Đồng thời, Chính phủ kiến nghị Quốc hội chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Toà án nhân dân các cấp về việc triển khai thi hành quy định về thủ tục rút gọn theo quy định pháp luật để giải quyết nhanh chóng yêu cầu khởi kiện theo quy định của Nghị quyết số 42 và Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, cơ quan thi hành án dân sự sớm có văn bản chỉ đạo về việc thực hiện quy định về hoàn trả các TSBĐ là vật chứng của vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác định chứng cứ quy định tại Nghị quyết số 42; phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự sớm xây dựng hệ thống dữ liệu liên quan đến các vụ việc đang được thụ lý giải quyết và cho phép các TCTD được tra cứu trích xuất…
Theo cand.com.vn
Cùng chuyên mục
- Tags:
- tài sản đảm bảo /
- nợ xấu /
- ngân hàng /
- tổ chức tín dụng /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Triệt phá 3 sàn giao dịch ngoại hối trái phép chiếm đoạt gần 500 tỷ đồng
DNTH: Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá, bóc gỡ toàn bộ ổ nhóm tội phạm dụ dỗ các nạn nhân chiếm đoạt số tiền gần 500 tỷ đồng qua đầu tư ngoại hối, chứng khoán trái phép.
Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo
DNTH: Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài...
Lừa đảo trực tuyến về tài chính gia tăng dịp cuối năm
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các đối tượng lừa đảo không ngừng sáng tạo ra những chiêu thức lừa đảo mới khiến việc nhận diện và ngăn chặn ngày càng trở nên khó khăn. Từ những vụ điển hình như vụ lừa đảo...
Lừa đảo trực tuyến về tài chính gia tăng dịp cuối năm
DNTH: Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các đối tượng lừa đảo không ngừng sáng tạo ra những chiêu thức lừa đảo mới khiến việc nhận diện và ngăn chặn ngày càng trở nên khó khăn. Từ những vụ điển hình như vụ lừa...
Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển, thu giữ hơn 42kg ma túy các loại
DNTH: Ngày 16/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng gồm: Võ Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Trang và Trần Đức Sinh để điều tra về các hành vi mua...
Vụ án Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan phải chịu bản án cao nhất và nghiêm khắc nhất
DNTH: Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản thông báo về việc kháng cáo của các bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong giai đoạn 2 của vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...