Tỉ lệ ước giải ngân 5 tháng năm 2023 đạt 20,80% kế hoạch

09:39 | 21/06/2023

DNTH: Bộ Tài chính vừa ban hành văn bản số 5646/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 4 tháng. Tỉ lệ ước giải ngân 5 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 20,80% kế hoạch.

62e2d9f002a8b
Có 08 bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 25%.

Thông tin từ Bộ Tài chính, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công nguồn Ngân sách Nhà nước năm 2023 là 809.245,8 tỷ đồng (vốn trong nước là 776.291,34 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng). Cụ thể: kế hoạch vốn đã giao là 796.358,6 tỷ đồng; vốn trong nước là 764.429,1 tỷ đồng; vốn nước ngoài là 31.929,4 tỷ đồng). Kế hoạch vốn chưa giao là 12.887,2 tỷ đồng.

Tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn 

Theo đó, tổng số vốn đã phân bổ là 692.138,4 tỷ đồng, đạt 97,89% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (707.044,2 tỷ đồng). Các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 48.290,1 tỷ đồng. (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) các địa phương giao tăng là 48.290,1 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 643.848,3 tỷ đồng, đạt 91,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).

Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 63.195,9 tỷ đồng, chiếm 8,94% kế hoạch. Trong đó: vốn trong nước là 61.535,3 tỷ đồng (vốn Ngân sách Trung ương là 29.217,7 tỷ đồng, vốn cân đối Ngân sách địa phương là 33.978,1 tỷ đồng), vốn ngoài nước là 1.660,5 tỷ đồng.

Bộ, cơ quan Trung ương: số vốn chưa phân bổ là 10.797,2 tỷ đồng, chiếm 5,56% kế hoạch (vốn trong nước là 10.737,9 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 59,3 tỷ đồng).

Các địa phương: số vốn chưa phân bổ là 52.398,7 tỷ đồng, chiếm 10,22% kế hoạch (vốn trong nước là 50.797,4 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.601,2 tỷ đồng).

Tỉ lệ ước giải ngân 5 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 20,80% kế hoạch. Theo Bộ Tài chính, nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỉ lệ giải ngân đạt 22,22%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 (22,37%); trong đó vốn trong nước đạt 22,64% (cùng kỳ năm 2022 đạt 23,53%), vốn nước ngoài đạt 12,02% (cùng kỳ năm 2022 đạt 6,26%).

Theo thống kê kế hoạch thực hiện, có 08 bộ, cơ quan Trung ương và 23 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 25%. Trong đó, bộ, địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt cao gồm: Tiền Giang là 45,89%, Đồng Tháp là 44,28%, Long An là 40,06%, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là 40,04%.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 39/52 bộ, cơ quan Trung ương và 16/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 15%, trong đó có 32 bộ, cơ quan Trung ương và 05 địa phương chỉ giải ngân được dưới 10% kế hoạch vốn.

Kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn Ngân sách Trung ương năm 2022 sang năm 2023

Trước đó, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản gửi các bộ, ngành địa phương hướng dẫn việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn Ngân sách Trung ương năm 2022 sang năm 2023. Đảm bảo đến ngày 31/12/2023 giải ngân hết số vốn được phép kéo dài đã được thông báo

Theo đó, căn cứ công văn số 361/TTg-KTTH ngày 03/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời gian bố trí vốn, thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023 và danh mục dự án, mức vốn được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo tại công văn số 3394/BKHĐT-TH ngày 05/5/2023, Bộ Tài chính ban hành công văn số 5258/BTC-ĐT hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2022 sang năm 2023.

Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thông báo danh mục, mức vốn cho các chủ đầu tư theo danh mục, mức vốn đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo đồng gửi Bộ Tài chính, đồng thời chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương làm thủ tục chuyển nguồn tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch số vốn đã được thông báo kéo dài các dự án để làm căn cứ giải ngân vốn theo quy định.

Khẩn trương gửi hồ sơ ra Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục chuyển nguồn, giải ngân

Bộ Tài chính nêu rõ, các chủ đầu tư căn cứ thông báo của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về số vốn kéo dài năm 2022 sang năm 2023 khẩn trương gửi hồ sơ ra Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục chuyển nguồn, thủ tục giải ngân theo quy định. Khi thực hiện thủ tục kiểm soát chi đối với phần vốn này, tại mục "Thuộc kế hoạch" của giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư ghi rõ là năm 2022 kéo dài sang năm 2023 để làm căn cứ kiểm soát kế hoạch vốn.

Kho bạc Nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản giao dịch thực hiện việc kiểm soát thanh toán vốn theo quy định, nguyên tắc kiểm soát và thanh toán vốn như sau: mức vốn ngân sách Trung ương năm 2022 được kéo dài sang năm 2023 không được vượt số vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2022 còn lại chưa giải ngân của dự án và tối đa không vượt mức vốn năm 2022 của dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo kéo dài.

Thời hạn thực hiện và thanh toán vốn đến hết ngày 31/12/2023; việc giải ngân vốn kéo dài năm 2022 sang năm 2023 theo quy định của Nghị định số 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; tổng số vốn tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành của dự án không được vượt số kế hoạch vốn ngân sách trung ương còn lại chưa giải ngân năm 2022 của dự án và mức vốn kế hoạch năm 2022 được thông báo kéo dài sang năm 2023.

Đảm bảo đến ngày 31/12/2023 giải ngân hết số vốn được phép kéo dài đã được thông báo

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đảm bảo đến ngày 31/12/2023 giải ngân hết số vốn được phép kéo dài đã được thông báo; thực hiện công tác báo cáo theo đúng quy định tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công và thực hiện quyết toán vốn theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 96/2021/TT-BTC quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán.

Trường hợp trong quá trình thực hiện có vướng mắc phát sinh trong giải ngân vốn kéo dài, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Kho bạc Nhà nước phản ánh ngay về Bộ Tài chính để kịp thời có phương án xử lý.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN