Tiền “SẠCH” Tiền “BẨN”

10:50 | 04/09/2020

DNTH: Đồng tiền ra đời giúp cuộc sống của con người trở nên thuận tiện hơn. Nhưng nhiều khi chính đồng tiền lại trở thành nguyên nhân gây nên nỗi bất hạnh cho con người, nó mang lại những hệ lụy mà đến những bộ óc hiện đại nhất cũng không ngờ tới.

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu đạt tốc độ số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 20%-25% hàng năm trong Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn bị đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh toán không tiền mặt, thấp trong khu vực, khi gần 80-90% giao dịch thanh toán vẫn qua kênh tiền mặt.

Bỏ thói quen xấu gây bệnh tật

Theo thông tin từ Telegraph (Anh), mới đây nhất WHO phát thông điệp khuyến cáo mọi người nên rửa tay sạch thường xuyên hơn sau khi có những tiếp xúc với tiền mặt trong giao dịch vì virus corona chủng mới gây dịch bệnh Covid-19 có khả năng tồn tại trên các bề mặt tiền. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tiền mặt tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm cho người. Theo số liệu mới đây của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong một gam tiền giấy có tới 210 triệu vi khuẩn hiếm khí và 32.000 vi khuẩn gram âm.

Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, bác sĩ Hà cho hay, “Tờ tiền là đồng giao dịch mua bán cho nên mọi người sờ tay vào nhiều. Vì vậy, đồng tiền sẽ có những vi khuẩn, virus bám trên bề mặt. Đây có thể là một nguồn lây truyền của nhiều bệnh tật khác nhau. Đơn giản khi đi chợ mua mớ rau, con cá, lạng thịt… tay đều bẩn vào sờ vào tiền như vậy khiến cho tờ tiền sẽ rất bẩn. Đối với tình hình dịch bệnh tại Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt, người dân nên tăng cường vệ sinh cá nhân rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với bề mặt bẩn, tiền giấy. Khi dịch lây lan trong cộng đồng thì thanh toán bằng tiền mặt có thể là nguồn lây nhiễm Covid-19. Nếu như thấy yếu tố nguy cơ cao lây nhiễm từ tiền cơ quan nhà nước sẽ tính tới việc thu hồi tiền để khử khuẩn hoặc phát hành tiền mới cho dân”.

Trả lời câu hỏi virus SASR-CoV-2 có nguy cơ lây nhiễm cao qua tiền mặt hay không, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà cho biết: “Việc lây nhiễm bệnh Covid-19 từ tiền mặt không cao vì virus chỉ tồn tại nhất thời trên bề mặt. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu về thời gian tồn tại của loại virus này là bao lâu trên tiền mặt. Trên thế giới cũng chưa ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 qua đường tiền mặt. Tuy nhiên, tiền mặt thường là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, vi trùng và cả virus gây bệnh. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay việc người dân thực hiện giao dịch bằng thẻ sẽ an toàn hơn. Người dân cần phải lưu ý phải rửa tay sạch sau khi đếm tiền và tiếp xúc với tiền kể cả trong mùa dịch và khi không có dịch bệnh”.

Đồng tiền nhầu nát, bẩn thỉu nhiều khi lại đáng quý!

Trong con mắt thầy thuốc, tiền là một thứ rất bẩn, bởi được truyền qua tay rất nhiều người nên nó chứa rất nhiều loại vi khuẩn có hại. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên nên chú ý giữ vệ sinh khi tiếp xúc với tiền. Đứng ở góc độ xã hội, chúng tôi lại nhận thấy như một nghịch lí: những đồng tiền lấm lem mồ hôi, dầu mỡ, đôi khi nhàu nhĩ, rách nát của người lao động lại là những đồng tiền “sạch”, nghĩa là nó được tạo ra bởi bàn tay, khối óc của người lao động. Vì vậy đồng tiền đó là chính đáng và rất quý.

Còn nhiều khi những đồng tiền mới tinh, cáu cạnh, còn nguyên cả tập số xêri lại là những đồng tiền “bẩn”, nôm na là được tạo ra bởi những nguyên do bất chính: trộm cắp, tham nhũng, buôn gian bán lận, lừa đảo, xỏ xiên, mánh khoé, ức hiếp…

Tiền “sạch” thường khó kiếm nên thường được chi tiêu một cách dè sẻn. Tiết kiệm, tùng tiệm đã trở thành một nếp sống của người   nghèo. Người tiết kiệm được đánh giá cao bởi đó là người biết quý trọng sức lao động, mồ hôi nước mắt của chính mình và những người khác, không thể vung tiền vào những việc vô bổ. Tiền “ bẩn” thì trái lại, thường kiếm được một cách quá dễ dàng, nhanh chóng. Dĩ nhiên, để có những đồng tiền “bẩn”, người ta cũng phải “mất mát” rất nhiều, những thứ vô giá nhưng lại vô hình nên bị lờ đi. Tiền “bẩn” do đó không được quý trọng và nhiều khi được tiêu xài vô cùng lãng phí. Cách ăn tiêu vung tay quá trán, hoang phí vô độ là một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của những người sở hữu đồng tiền “bẩn”.

Ở ta, đa số người dân chưa có sự phân biệt “tiền sạch”, “tiền bẩn” mà chỉ có sự phân biệt tiền nhiều hay ít. Tiền “bẩn” không được kiểm soát, vẫn hồn nhiên lưu hành vô hình trung đã tạo điều kiện cho những hành vi phạm pháp, đặc biệt là tham nhũng và các loại tội phạm nguy hiểm khác. Nếu không có những giải pháp mạnh mẽ để kiểm soát tài sản, thu nhập của công dân thì mục tiêu chống tham nhũng hãy còn xa lơ xa lắc nếu không nói là không tưởng, chẳng khác gì một đằng thì đuổi bắt kẻ trộm, nhưng đằng khác lại mở ra một lối thoát thênh thang cho chúng, cho nên chỉ bắt được những tên “trộm vặt” mà thôi.

Hiện tượng tiền “bẩn” tự do,tự tại là một kẽ hở lớn của hệ thống pháp luật, đang rất cần những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để chấn chỉnh. Những đồng tiền “bẩn” có thể vô hiệu hoá cả pháp luật và làm hoen ố đạo đức xã hội.

Nhà nước ta đã có Pháp lệnh phòng, chống tham nhũng và Nghị định phòng, chống rửa tiền, Bộ luật Hình sự cũng có điều khoản về “Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có”. Điều này thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc minh bạch hoá thu nhập của công dân, lành mạnh hoá nền kinh tế và đạo đức xã hội.

Quang Vinh

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN