Tin vui: 8 tháng, xuất khẩu rau quả ước đạt gần 4,6 tỷ USD

16:49 | 24/08/2024

DNTH: Số liệu từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 8/2024, xuất khẩu rau, quả ước đạt hơn 700 triệu USD; lũy kế 8 tháng năm 2024, xuất khẩu rau, quả ước đạt 4,58 tỷ USD.

Cụ thể, xuất khẩu rau quả tháng Tám tăng 26,8% so với tháng trước và tăng 50,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là một trong những tháng có giá trị xuất khẩu rau quả cao nhất năm do rơi vào giai đoạn cao điểm thu hoạch sầu riêng tại Tây Nguyên. Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả ước đạt 4,58 tỷ USD, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ảnh internet.
Tin vui: 8 tháng, xuất khẩu rau quả ước đạt gần 4,6 tỷ USD. Ảnh internet.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất với gần 2,5 tỉ USD rau quả từ Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, chiếm tới 64% thị phần. Tiếp đến là Hoa Kỳ, Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu lần lượt đạt 189 và 188 triệu USD, tăng 31% và 51%, chiếm 4,88% và 4,87% về thị phần.

Đáng chú ý, Thái Lan đã vươn lên vị trí thứ tư trong danh sách các thị trường nhập khẩu rau quả từ Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Thái Lan đạt 123 triệu USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Đặng Phúc Nguyên cho biết, thời gian qua Thái Lan tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng của nước ta, trong đó có sầu riêng đông lạnh. Điều này thúc đẩy giá trị xuất khẩu qua thị trường này tăng. Một số lô hàng sầu riêng của Việt Nam được Thái Lan nhập khẩu sẽ được dùng để xuất khẩu ngược sang Trung Quốc.

Tin vui: 8 tháng, xuất khẩu rau quả ước đạt gần 4,6 tỷ USD. Ảnh internet.
Tin vui: 8 tháng, xuất khẩu rau quả ước đạt gần 4,6 tỷ USD. Ảnh internet.

Trung Quốc là thị trường dẫn đầu, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 22% so với cùng kỳ; tiếp theo, Hàn Quốc cũng tăng 55% so với cùng kỳ.

Trong tương lai, Đông Bắc Á là thị trường chiến lược của rau quả Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu không những hưởng lợi từ thuế quan mà còn giảm chi phí vận chuyển, logistics so với các thị trường như EU, Mỹ…

Về mặt hàng, hiện, sầu riêng đang đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu rau quả. Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thông tin, chỉ 25.000 ha vùng trồng sầu riêng trên cả nước được cấp mã số. Việt Nam cũng đang đề nghị Trung Quốc mở rộng cấp mã số. Ngoài ra, ngành sầu riêng cũng cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Tin vui: 8 tháng, xuất khẩu rau quả ước đạt gần 4,6 tỷ USD. Ảnh internet.
Tin vui: 8 tháng, xuất khẩu rau quả ước đạt gần 4,6 tỷ USD. Ảnh internet.

Bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu - cho rằng, sầu riêng vẫn là trái cây phát triển tốt trong nhiều năm tiếp theo. Ngoài Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu đang mở rộng thị trường sang nhiều nước trên thế giới có tiềm năng như: Ấn Độ, các nước khu vực Châu Á…

Để sầu riêng Việt Nam phát triển và có thể cạnh tranh với các nước khác, việc ban hành quy chuẩn về chế biến, bảo quản sau thu hoạch là yêu cầu cấp thiết.

Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng đạt 1,32 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Sầu riêng Tây Nguyên đang vào vụ thu hoạch. Sầu riêng đông lạnh cũng đã được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. Ông Đặng Phúc Nguyên nhận định, xuất khẩu sầu riêng có thể đạt khoảng 3,5 tỷ USD trong năm 2024.

Theo các chuyên gia trong ngành, khi các FTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu giảm, các nước sẽ đưa ra các hàng rào kỹ thuật. Điều này đòi hỏi người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam liên tục cập nhật quy định nhập khẩu của các thị trường để kịp thời đáp ứng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN