Tình hình kinh tế của tỉnh nhỏ nhất Việt Nam sắp lên thành phố trực thuộc trung ương

11:56 | 17/11/2023

DNTH: Bắc Ninh - tỉnh dự kiến lên thành phố trực thuộc trung ương thu hút tới 1,4 tỷ USD vốn FDI trong 10 tháng đầu năm, đồng thời vượt Thành phố Hồ Chí Minh, dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu.

Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, tính từ đầu năm đến ngày 20/10, toàn tỉnh đã thu hút được 308 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới (tăng 218 dự án), tăng gấp 3,14 lần so với cùng kỳ, trong đó, vốn đăng ký mới đạt 908 triệu USD (tăng 730,8 triệu USD), tăng gấp 5,1 lần so với cùng kỳ.

Tỉnh cũng cấp giấy chứng nhận điều chỉnh cho 127 dự án (tăng 19 dự án), với số vốn điều chỉnh tăng là 471,4 triệu USD (giảm 1.167,6 triệu USD); góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp 55 lượt (tăng 19 lượt) với giá trị là 21,5 triệu USD (giảm 19 triệu USD); thu hồi 52 dự án (tăng 13 dự án) với tổng vốn đầu tư là 95,6 triệu USD (giảm 1 triệu USD)

Trong tháng 10, Bắc Ninh cấp mới đăng ký đầu tư cho 44 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 47,18 triệu USD; điều chỉnh vốn cho 7 dự án với số vốn điều chỉnh tăng là 26, 05 triệu USD; 6 lượt ra thông báo chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế với giá trị là 1,58 triệu USD; chấm dứt hoạt động 9 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 20,8 triệu USD

Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 2.040 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đạt 24.618 triệu USD.

Về thu hút đầu tư trong nước, toàn tỉnh đã cấp mới đăng ký đầu tư cho 19 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 4.442 tỷ đồng; cấp đăng ký đầu tư điều chỉnh cho 79 dự án đầu tư, trong đó có 20 dự án điều chỉnh vốn với tổng số vốn điều chỉnh giảm 910 tỷ đồng (trong đó: 10 dự án tăng vốn 642 tỷ đồng; 06 dự án giảm vốn 250,4 tỷ đồng); thực hiện thu hồi 16 dự án với tồng số vốn đầu tư là 64 tỷ đồng.

Riêng trong tháng 10, cấp đầu tư cho 05 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 565 tỷ đồng; cấp điều chỉnh cho 10 dự án đầu tư trong đó có 3 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng số vốn đầu tư tăng thêm là 318 tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 20/10, cấp 1.547 dự án đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh đạt 257.396 tỷ đồng.

Nhiều chỉ tiêu khác của tỉnh cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong tháng 10 đạt gần 4,3 tỷ USD, tăng cao hơn mức 3,7 tỷ USD của Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu tháng thứ 2 liên tiếp Bắc Ninh đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu.

Về lưu chuyển hàng hoá - dịch vụ, nguồn cung hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong tháng 10 dồi dào, ổn định phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là những hàng hóa thiết yếu. Mặc dù, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như biến động giá xăng, dầu, nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới vẫn diễn biến phức tạp và ở mặt bằng giá cao, đã tác động vào giá cả hàng hóa, nhưng nhìn chung mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát tốt, đảm bảo nguồn cung mặt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, ước đạt 7.548,3 tỷ đồng.

Theo Cục thống kê của tỉnh, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong tháng 10 ước đạt 4.930 tỷ đồng, tăng 226,7% so với tháng trước. Trong đó, thu nội địa ước đạt 4.280 tỷ đồng, tăng 344,9%; thu từ Hải quan ước đạt 650 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách địa phương ước đạt 3.060 tỷ đồng, tăng 340,4%. Tổng chi ngân sách địa phương tháng 10/2023 ước đạt 1.382 tỷ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 470 tỷ đồng, chi thường xuyên ước đạt 912 tỷ đồng.

Tính chung 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 25.135 tỷ đồng, bằng 79,5% dự toán năm. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 11.707 tỷ đồng, bằng 57,6% dự toán năm.

So với cùng kỳ, kết quả thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tuy vẫn giảm nhưng đã tiến đến gần sát so với kế hoạch thu đã đề ra. Trong đó, thu nội địa đã có khoản thu vượt dự toán và tăng so với cùng kỳ như: Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 1,9% so với dự toán năm và vượt dự toán 9,5% so với cùng kỳ năm trước.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 10 tháng năm 2023 của tỉnh là 2.897 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 27.756 tỷ đồng. Đặc biệt, số doanh nghiệp thành lập mới; tổng số vốn đăng ký; vốn đăng ký bình quân 1 doanh nghiệp thành lập mới đều tăng nhiều so với cùng kỳ, lần lượt là 36,3%; 59,7%; 17,2%. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 766 doanh nghiệp, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở chiều ngược lại có 278 doanh nghiệp giải thể tự nguyện, tăng 6,5% so với cùng kỳ và có đến 1.642 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, tăng 30,6%.

Như vậy, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và tái gia nhập thị trường là 3.663 doanh nghiệp, bằng 190,8% số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (1.920 doanh nghiệp); ngoài ra, có 355 doanh nghiệp chuyển đổi loại hình nhằm thích nghi theo mô hình hoạt động phù hợp hơn.

Theo Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, để đạt được cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 và tạo nền tảng cho năm 2024 cùng các tháng còn lại của năm 2023, các Sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh cần nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ giải pháp nêu trong Kế hoạch số 341 ngày 17/10/2023 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc “Điều hành tăng trưởng kinh tế xã hội quý IV/2023” trong đó chú trọng một số giải pháp:

- Chú trọng công tác đối thoại chính sách, có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI, nhất là về thủ tục hành chính, đất đai. Tăng cường công tác phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề.

- Theo dõi sát diễn biến của kinh tế thế giới, đặc biệt chính sách của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản… ảnh hưởng trực tiếp tới thương mại của tỉnh nhất là hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp có các phản ứng kịp thời.

- Các đơn vị chức năng của tỉnh cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá cả trên địa bàn tỉnh.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN