Tinh hoa làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ

15:02 | 03/05/2020

DNTH: Trải qua hàng nghìn năm, thăng trầm cùng bao biến cố của lịch sử, có những lúc tưởng như bị mai một, rơi vào quên lãng nhưng chính nhờ sự tâm huyết của các nghệ nhân yêu nghề, cứ đời này qua đời khác, nghề khảm trai Chuôn Ngọ vẫn được lưu giữ và phát triển.

Hỡi cô thắt cái bao xanh
Có về Chuôn Ngọ với anh thì về
Chuôn Ngọ có cây Bồ Đề
Có sông tắm mát có nghề khảm khay

 

Không phải bỗng nhiên câu ca dao trên lại gợi sự ghi nhớ, ca ngợi về làng Chuôn Ngọ. Đây là làng nghề nổi tiếng với nghề khảm trai được truyền nhiều đời, thuộc xã Chương Mỹ, huyện Phú Xuyên.

Với lịch sử 1.000 năm, trải qua bao sóng gió, thăng trầm, nghề khảm trai Chuôn Ngọ được người dân đời này qua đời khác, tiếp tục lưu truyền và phát triển, tạo nên sức sống bền bỉ cho cho một làng nghề cổ. Có thời điểm, cả xã Chuyên Mỹ với hơn 80% gia đình có nghề, nhưng đến nay chỉ còn vỏn vẹn khoảng hơn 30% gia đình còn giữ nghề. Đây cũng là những gia đình có những nghệ nhân tâm huyết, họ giữ nghề không chỉ làm giàu về kinh tế mà còn để phát triển những giá trị văn hóa đặc trưng của làng nghề truyền thống cho thế hệ mai sau.
 

 Nghề khảm trai được lưu giữ và phát huy là nhờ truyền thống cha truyền con nối

Nghề khảm trai được lưu giữ và phát huy là nhờ truyền thống cha truyền con nối


Nét nổi bật của tranh khảm trai Chuôn Ngọ là những mảnh trai không vỡ, luôn phẳng, được gắn xuống gỗ rất khít. Chi tiết trang trí trên khảm trai rất sinh động, đặc sắc. Các chi tiết cắt xong đươc ghép nổi tạm thời như tranh hoàn chỉnh trên gỗ. Người thợ sẽ lấy bút chì vẽ đường viền của các chi tiết gắn tạm trên mặt gỗ. Sau đó thợ khắc sẽ khắc lõm xuống gỗ sau khi bỏ vỏ trai ra. Phần khắc lõm sẽ được bôi keo rồi gắn các chi tiết vỏ trai sao cho bằng với mặt gỗ phẳng.

Từ những vỏ trai, vỏ ốc tưởng như vô dụng, những người thợ khảm Chuyên Mỹ có thể tạo ra bất kỳ họa tiết nào dù tinh vi, phức tạp đến đâu. Nghề khảm trai không đơn thuần chỉ có đục đẽo, mài, lắp ráp theo khuôn mẫu nhất định, đó còn là cả một quy trình bao gồm nhiều công đoạn mới tạo nên một sản phẩm khảm trai hoàn chỉnh.


Các công đoạn khảm trai đều đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo

Các công đoạn khảm trai đều đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo


Những sản phẩm độc đáo mang đậm nét truyền thống của Chuôn Ngọ được làm say sưa tỉ mỉ đã được người dân trong và ngoài nước rất ngưỡng mộ. Các sản phẩm này đã từng tham gia rất nhiều cuộc thi, triển lãm trong nước, có mặt nhiều ở các điểm du lịch, các thị trường lớn trên cả đất nước và thế giới.

Hiện nay, các sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã nhờ sự tìm tòi, sáng tạo của người thợ dựa trên những bí quyết công nghệ hết sức nghiêm ngặt, tỉ mỉ và phức tạp được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ khác nhau.

Sản phẩm khảm trai Chuôn Ngọ thể hiện được độ tinh xảo, tính độc đáo, trí tuệ, đôi bàn tay khéo léo nghệ thuật, của những người thợ thủ công, đồng thời phản ánh tính thời đại, tính hữu dụng cũng như tính thẩm mỹ, tạo nên những sản phẩm có chất lượng cao, chinh phục những khách hàng khó tính ở châu Âu, châu Mỹ.


Các sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng, phong phú, tính thẩm mỹ ngày càng được nâng cao

Các sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng, phong phú, tính thẩm mỹ ngày càng được nâng cao


Mỗi vật phẩm khảm trai tự nó đỗ phản ánh tinh thời đại và tính hữu dụng thẩm mỹ của nó. Căn cứ vào những đặc điểm này ta lại có thể chia các sản phẩm của Chuôn thành 2 loại lớn:

Đồ thờ cúng gồm: núi thờ (là một khối hình chữ nhật lớn (chừng 40x20x40cm) và 2 khối nhỏ (chừng 30x20x30cm), các khối này làm bằng gỗ trắc, gỗ gụ, ở mép có khảm các đường kỷ hà, phần bên trong thì khảm các hình núi non, cây trái như trúc, đào, lựu, mai... Hoành phi câu đối các cỡ, những vật này có trang trí đường viền khảm theo lối chữ triện, khảm hình đồng xu, hay những cành cây, chim muông... bên trong có nhưng chữ nho khảm bằng xà cừ. Rồi án thư, hòm sắc các cỡ, ống quyển, bao kiếm khảm hình rồng, thẻ bài các kiểu…

Đồ gia dụng và khánh tiết: các loại đìa khảm cá hay hoa, khay, quả trầu, thường trang trí theo lối triện hay hoa dây ở mép viền, còn trên mặt khảm hoa quả, chim muông ở trong các ô ngăn cũng khảm rất tinh xảo. Hộp mỹ phẩm, khảm hoa to hoặc trang trí hoa chùm lá cuốn. Lọ hoa các cỡ khám cá ngũ sắc, bàn cờ, bình phong thì thường khảm cảnh vật 4 mùa, tranh khảm các loại lấy tích trong các truyện dân gian, sập chủ yếu khảm cảnh, núi non hoa cỏ ở vai và chân sập... Tủ chè và tủ chùa cũng được khảm rất tinh vi, thường lấy các điển tích của Trung Quốc xưa như kết nghĩa vườn đào anh hùng... Rồi các bộ ghế đủ cỡ.

Ngoài những sản phẩm kể trên, người thợ Chuôn còn khảm tùy theo yêu cầu đặt hàng của khách như cán tẩu thuốc lá, cán ba tong, khảm trai trên nậm bằng đồng đúc, trên vòng gỗ hoặc đá.Tùy theo giá trị của vật phẩm mà người thợ khảm chọn trai ốc hoặc xà cừ, những họa tiết khảm xà cừ nhìn chính diện thì óng ánh màu hồng sáng, nhìn chéo thì rực lên ánh sáng của những ngọn lửa màu ngọc lục huyền bí. Giá trị của cái đẹp vĩnh hằng ở những sản phẩm khảm Chuyên Mỹ một phần cũng ở cái ánh sáng huyền bí đó.

Yên Thư

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN