Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng hơn 8%

14:53 | 01/02/2024

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 1 là thời điểm cận Tết Nguyên đán nên hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra khá sôi động, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2024 ước tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

1
Hàng hóa Tết đa dạng phục vụ người tiêu dùng

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2024 ước đạt 524,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 13,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,1%).

Tổng cục Thống kê nhận định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 1/2024 đạt quy mô cao hơn so với cùng kỳ các năm trước do nhu cầu tiêu dùng các vật phẩm văn hóa, giáo dục; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2024 ước đạt 407,5 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 22,5%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 13,4%; lương thực, thực phẩm tăng 6,2%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 2,5%; hàng may mặc tăng 1,5%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2024 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Quảng Ninh tăng 11%; Hải Phòng tăng 10,4%; Đà Nẵng tăng 9,2%; Đồng Nai tăng 8,1%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,5%; Bình Dương tăng 7,0%; Hà Nội tăng 6,1%; Bình Định tăng 4,2%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 1/2024 ước đạt 58,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu tháng 1/2024 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Đà Nẵng tăng 29,9%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 14,7%; Hà Nội tăng 10,8%; Thừa Thiên - Huế tăng 9,3%; Bắc Ninh tăng 8,1%; Bình Định tăng 7,0%; Bình Dương tăng 6,6%.

Với chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch được thực hiện rộng khắp cùng với Việt Nam luôn là điểm đến an toàn nên khách quốc tế đến nước ta tháng 1 đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 10,3% so với tháng trước và tăng 73,6% so với cùng kỳ năm trước.

Do đó, doanh thu du lịch lữ hành tháng 1/2024 ước đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu tháng 1/2024 của một số địa phương so với cùng kỳ năm trước như sau: Hà Nội tăng 24,4%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 22,8%; Đồng Nai tăng 9,1%; Quảng Ninh tăng 9%; Hải Phòng tăng 4,9%; Kiên Giang giảm 3,9%; Trà Vinh giảm 5,7%; Bình Thuận giảm 7,2%; Phú Yên giảm 24,6%.

Doanh thu dịch vụ khác tháng 1/2024 ước đạt 53,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể mức tăng, giảm tháng 1/2024 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 17,2%; Lâm Đồng tăng 15,3%; Cần Thơ tăng 13,7%; Kiên Giang tăng 11,8%; Hà Hội tăng 6,5%...

Không khí sôi động trước Tết Nguyên đán cũng thể hiện ở chỉ số hoạt động vận tải. Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1 vận tải hành khách tăng 5,5% về vận chuyển và tăng 7,4% về luân chuyển; vận tải hàng hóa tăng 11,5% về vận chuyển và tăng 13,8% về luân chuyển.

Vận tải hành khách tháng 1 ước đạt 392,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vận tải trong nước ước đạt 391 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước; vận tải ngoài nước ước đạt 1,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 41,9%.

Vận tải hàng hóa tháng 1 ước đạt 205 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vận tải trong nước đạt 201,3 triệu tấn vận chuyển, tăng 11,8% và vận tải ngoài nước đạt 3,7 triệu tấn vận chuyển, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Các chuyên gia kinh tế dự báo, mùa mua sắm Tết là thời điểm "vàng" để doanh nghiệp, nhà bán lẻ khởi động kích cầu tiêu dùng nội địa và tăng doanh số ngay từ đầu năm 2024. Ngoài ra, kết quả kinh doanh mùa Tết cũng sẽ phản ảnh phần nào xu hướng tiêu dùng mới của năm 2024, để từ đó đơn vị sản xuất, kinh doanh có chiến lược phát triển thị trường và hoạch định kinh doanh phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới tại thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN