Trạm trộn bê tông dã chiến có phớt lờ vấn đề bảo vệ môi trường
12:58 | 29/03/2022
DNTH: Nằm bên cạnh trục đường quốc lộ 7 đoạn chạy qua xã Chi Khê huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, từ ngày khởi công dự án Trạm biến áp 220kV Tương Dương và đấu nối. Trạm bê tông dã chiến cùng được mọc lên để phục vụ dự án nêu trên. Có thể mang tính chất dã chiến (trạm bê tông tồn tại trong thời gian thực hiện dự án, khi công trình trên hoàn thành trạm trộn kia sẽ được dỡ bỏ - phóng viên) nên vấn đề bảo vệ môi trường bị phớt lờ.
Tìm hiểu được biết, dự án trạm biến áp 220kV Tương Dương và đấu nối, do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần ứng dụng và phát triển thông tin là đơn vị thi công. Từ ngày dự án đó chính thức đi vào xây dựng năm 2021, ngoài nỗi ám ảnh bụi mù mịt vào mùa nắng, bùn đất lầy lội khi mưa xuống. Đơn vị thi công còn đổ hàng ngàn m3 đất đá xuống dòng sông Lam đoạn chảy qua xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Vấn đề người đi đường và người dân phải chịu cảnh “tắm bụi” khi trời nắng nóng, lầy lội khi mưa xuống, cảnh mất an toàn giao thông khi đi qua đoạn đường này, dường như điều bất khả kháng.
Điều đáng nói, hoạt động của trạm bê tông dã chiếm phục vụ dự án gây ô nhiễm môi trường, là điều khó chấp nhận. Việc xả thải ra môi trường của trạm bê tông phục vụ dự án trên là do đơn vị không xây dựng các bể xử lý nước thải. Thay vào đó họ xả thải thẳng ra môi trường để lại hậu quả. Trong khi đó, để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động của trạm bê tông nói trên khá đơn giản, kinh phí để thực hiện cũng không quá lớn.
Theo tìm hiểu của phóng viên cũng như hỏi ý kiến những người làm trong nghề sản xuất bê tông tươi được biết. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở các trạm trộn bê tông, nhất là các trạm trộn bê tông dã chiến rất đơn giản tùy thuộc vào công suất của từng trạm. Chỉ cần xây dựng từ 2 đến 3 bể, để thu gom nước trong quá trình sản xuất. Sau đó lắng đọng lại và thu gom nước để tái sử dụng, kính phí để xây dựng các bể để lắng đọng và thu gom không đáng bao nhiêu.
Tuy nhiên, theo quan sát của nhóm phóng viên, trạm bê tông dã chiến nói trên lại vô tư xả thải ra môi trường bất chấp hậu quả để lại sau này. Nước thải gồm hỗ hợp xi măng trộn lẫn với cát sỏi tràn ra con mương nằm dọc theo quốc lộ 7 chạy vào các khe theo đó đổ thẳng xuống sông Lam.
Để giúp độc giả có cái nhìn khách quan và trung thực hơn, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn gửi đến bạn đọc chùm ảnh phản ánh việc trạm bê tông phục vụ dự án trạm biến áp 220kV Tương Dương và đấu nối xả thẳng chất thải ra môi trường. Những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận phần nào phản ánh sự phớt lờ công tác bảo vệ môi trường của chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công. Công trình rồi sẽ hoàn thành đi vào sử dụng, nhưng những hậu quả về môi trường để lại, người dân sống trong khu vực này là người gánh chịu đầu tiên. Có thể, sự ô nhiễm của trạm bê tông này gây ra cho môi trường nó không quá lớn, nhưng đơn vị nào cũng “tặc lưỡi” như đơn vị này thì môi trường sống sẽ đi về đâu?
Ngọc Giáp
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Xã Chi Khê /
- Dự án Trạm biến áp 220kV /
- Trạm trộn bê tông /
- Tam Quang /
- Con Cuông /
- Tương Dương /
- Ô nhiễm môi trường /
- Nghệ an /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh
DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...
Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng
DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống
DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...
Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch
DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...
Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...
Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang
DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...