Trăn trở với các nhà máy đường Việt Nam
09:23 | 26/11/2018
DNTH: Cách đây khoảng 20 năm, sau lễ mừng công hoàng tráng, chào mừng thành công của “Chương trình một triệu tấn đường”, lãnh đạo các Nhà máy đường trong nước, bà con nông dân vùng nguyên liệu đã phải bắt đầu phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, vất được mô tả trong bản trường ca mang tên Mía đắng.
Câu chuyện đã được dựng thành phim. Tôi và nhiều người khác đã từng ứa nước mắt trước cảnh nhà máy thua lỗ, nông dân gạt nước mắt đốt mía, để rồi vụ sau lại phải trồng mía. Từ ngày ấy, đã có không ít những cuộc hội thảo, tranh luận trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong nghị trường Quốc hội, làm cách gì để cứu nhà máy đường, cứu nông dân qua cơn nguy kịch.Nguyên nhân được đưa ra rất nhiều, nào là do đường nhập lậu, nào là do năng suất thấp, nào là do công nghệ lạc hâu, không đồng bộ, nào là công tác quản lý kém, vân vân và vân mây. Các giải pháp khắc phục đưa ra, theo tôi, nhiều nhưng rất chung chung, mang tính hô hào quyết liệt là chính. Cách thức chỉ đạo rập khuôn, máy móc từ trung ương đến địa phương như các chương trình phát triển kinh tế khác. Âu cũng là “lỗi cơ chế” trong bước đi dò dẫm ban đầu của nền kinh tế thị trường.
Vậy mà, đến nay, gần hai mươi năm sau, bài ca mía đắng vẫn được nhắc lại nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong nghị trường Quốc Hội. Là người trong cuộc, tôi thấy mình cần lên tiếng, bày tỏ những trăn trở gần hai mươi năm nay, như là tiếng lòng hưu trí đối với bà con nông dân trong nền kinh tế thị trường.
Ngày ấy, tôi được chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cử lên tham gia Hội đồng quản tri, giữ chức Phó Tổng giám đốc thứ nhất công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle (đọc:Tết en lai). Đây là một doanh nghiệp FDI liên doanh giữa tỉnh Nghệ An (qua Công ty mía đường Nghệ An) và tập đoàn Tate & Lyle của Vương quốc Anh, có vốn đầu tư ban đầu là 70 triệu USD. Phía Việt nam góp vốn 30 % bằng quyền sử dụng 60 ha đất xây dựng nhà máy một số tiền mặt vay từ Ngân hàng Nông nghiệp. Vượt qua những khó khăn ban đầu, công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle từng bước vươn lên làm ăn có lãi, nộp ngân sách hàng năm hàng trăm tỷ đồng, trở thành anh cả, lá cờ đầu của ngành mía đường Việt Nam, được nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước đến thăm. Các nhà máy đường nô nức cử các đoàn đến học tập kinh nghiệm. Đời sống nông dân trồng mía thay đổi từng ngày. Cả Ta cả Tây ai cũng hân hoan phấn khởi.
Thời ấy, với trách nhiệm Đảng viên, trong các cuộc hội thảo, hội nghị của Bộ Nông nghiệp, được mời dự, tôi thường đưa ra một ý kiến trái chiều, gay gắt: Tại sao các ông “Tây” tư bản, vượt hàng vạn dặm đến đây, đối mặt với rất nhiều khó khăn trở ngại trong công tác đầu tư mà họ thành công. Còn chúng ta được Đảng và Nhà nước hỗ trợ, ủng hộ tới mức tối đa lại thất bại. Phải chăng là do chúng ta chưa biết cách làm kinh tế.
Đấy là thời trai trẻ, nhiệt huyết đang sôi. Đáp lại tôi bị các “đồng chí” của mình phản đối kịch liệt. Họ cho rằng tôi được “Tây” trả lương, đãi ngộ cao nên hết lời ca ngợi, hỗ trợ họ mặc sức bóc lột nông dân. Tôi cũng bị lên án là người “vô cảm”, không biết, không chia sẻ các khó khăn ngày càng chồng chất của lãnh đạo các nhà máy đường trong nước. Thế mới có những cuộc đập bàn “tay bo” nảy lửa” giữa tôi và Thứ Trưởng Nguyễn Thiện Luân, trong một kỳ giao ban tại Nhà máy đường Lam Sơn, đến mức tôi bị Chủ tịch Hồ Xuân Hùng gọi về tỉnh “nhắc nhở”. Thế mới có cuộc tranh luận quyết liệt với Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam Lê Văn Tam, khiến Thứ trưởng Cao Đức Phát, lúc đó, phải mời hai người vào phòng riêng “hòa giải”.
Sau đấy, Bộ cũng ít mời và tôi cũng ít được đi “họp Bộ” nhưng vẫn luôn theo dõi, trăn trở với tình hình “mía đắng” trên TV, báo chí. Có tý tiếng Anh, tôi thường kể, tâm sự câu chuyện trên với các ông Tây. Trả lời câu hỏi của tôi về tương lai nhà máy đường trong nước, ông Tổng giám đốc lúc đó mỉm cười: Cứ đà này, Họ (các nhà máy đường Quốc doanh) sẽ phá sản trong vài chục năm tới, khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thị trường. Tôi muốn “hỏi lại cho rõ” nguyên nhân nhưng phần thì vì tiếng Anh chưa đủ, phần vì lòng “tự hào dân tộc” đang dâng trào, tôi lảng sang chuyện khác. Tuy nhiên, dù ra khỏi ngành mía đường gần 15 năm nay, tôi vẫn trăn trở vô cùng với câu nói từ miệng một người nước ngoài về tương lai của một ngành công nghiệp thực phẩm việt nam.
Tôi không đủ kiến thức, không dám bàn đến cái được, cái mất của chương trình một triệu tấn đường. Từ ngày ấy tôi vẫn cho đấy là một chủ trương đúng đắn. Điều mà tôi muốn nói hôm nay là quá trình thực hiện nội dung chương trình này của ta và “Tây”. Sao mà khác nhau nhiều quá.
Khác nhau đầu tiên là việc lựa chọn địa điểm, lập dự án đầu tư xây dựng các nhà máy đường. Được biết, trước khi đến Nghệ An, Tập đoàn Tate & lyle đã khảo sát rất nhiều nơi. Gần nhất là họ đã bỏ ra hàng trăm ngàn USD nghiên cứu, lập dự án, chuẩn bị Hợp đồng liên doanh với Công ty cổ phần đường mía đường Lam Sơn. Thế nhưng, xét thấy không hiệu quả, họ bỏ và chuyển sang vùng Phủ Quỳ Nghệ An. Trong khi đó, các nhà máy đường trong nước, đặt ở đâu chủ yếu là nhờ “quan hệ” giữa Tỉnh và Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sự việc Bộ “cho” tỉnh Hà Tĩnh một nhà máy đường, đặt tại vùng lúa Đức Thọ, không hoạt động được, phải tháo dỡ di chuyển vào Trà Vinh là một ví dụ. Không một cá nhân nào là lãnh đạo của Tỉnh, của Bộ phải chịu trách nhiệm về một chủ trương đầu tư sai lầm và lãng phí này.
Khác nhau thứ hai mà tôi được chứng kiến là việc lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị và xây dựng nhà máy. Thời nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle xây dựng, tôi đang là chuyên viên công nghiệp UBND tỉnh, được mời tham dự, ký chứng kiến các đợt mở thầu cung cấp thiết bị và xây dựng nhà máy. Tôi thật sự cảm phục kỹ năng làm việc cũng như sự liêm khiết của bộ phận tư vấn đấu thầu. Trả lời thắc mắc của tôi về những lần không được mời dự, ông “Tây” nào cũng mỉm cười lắc đầu: “I don’t know”. Về sau, tìm hiểu sâu tôi mới biết, trong các nhà thầu tham gia đấu thầu những lần ấy có người có quan hệ với tôi. Các ông tây nói thẳng: Chúng tôi đầu tư bằng tiền cá nhân của mình nên không thể hời hợt được.
Trong khi ấy ở các nhà máy đường trong nước, theo tôi biết, được đầu tư bằng tiền ngân sách nên “quy trình” rất khắt khe, chặt chẽ. Để được chi những đồng tiền đóng thuế còm cõi của nông dân, các nhà máy đường phải trải qua hàng núi giấy tờ thủ tục, Vậy mà, không hiểu sao, không thiếu những “đống rác cũ”, ma de in đủ loại, sản xuất từ trước những năm 60 của thế kỷ trước, được sơn tút lại mới tinh, nằm chềnh ềnh trong các nhà máy đường sắp sửa khai trương. Thời ấy báo chí cũng nói nhiều về việc Thanh tra Chính phủ thanh tra về các vụ tham nhũng trong việc đầu tư xây dựng nhà máy đường. Rốt cuộc, tiễn đoàn thanh tra về, mọi người lại vỗ tay “rút kinh nghiệm sâu sắc”. Câu chuyện “con voi chui lọt lỗ kim” trở thành câu chuyện tiếu lâm của quán nước vỉa hè.
Khác nhau thứ ba, tôi được chứng kiến và tham gia. Đấy là việc ký hợp đồng thu mua nguyên liệu với nông dân. Tôi đã từng phản đối và không đồng tình với việc yêu cầu nông dân phải mở tài khoản, thanh toán qua ngân hàng của đối tác. Tôi và nhiều người cho rằng điều ấy không phù hợp với nông dân Việt Nam nói chung, nông dân vùng miền núi miền tây Nghệ An nói riêng. Mấy năm đầu các ông Tây còn nhượng bộ nhưng về sau kiên quyết áp dụng. Sau này việc giao dịch của nông dân với ngân hàng đã thực sự trở thành một lợi thế của Công ty. Mặt khác, các ông Tây chủ trương ký Hợp đồng thu mua mía trực tiếp đến các hộ nông dân trồng mía với sự chứng kiến, giám sát của chính quyền địa phương và Ngân hàng. Chủ trương này đươc tôi ủng hộ và đã không kêu mệt, kêu “mỏi tay” khi phải ký “tươi” hơn 700 Hợp đồng kinh tế mà không được “lót tay”, bồi dưỡng một đồng nào. Thông qua các Hợp đồng được lưu trong hệ thống vi tính, các nhân viên nông vụ của nhà máy nắm chắc được diện tích, sản lượng, giống mía, ngày trồng, ngày mía “chín” của từng hộ nông dân trồng mía. Từ đó Nhà máy đưa ra các chương trình khuyến nông hợp lý, các kế hoạch thu hoạch, vận chuyển mía về nhà máy có lợi nhất cho cả nông dân và nhà máy.
Qua báo chí, tôi được biết, các nhà máy đường khác chủ trương thu mua nguyên liệu qua các thương lái hay còn gọi là “đầu nậu”. Nghĩa là người nông dân không được liên hệ với nhà máy. Giá mua mía của nhà máy với đầu nậu và giá mua của đầu nậu với nông dân không giống nhau. Nhà máy làm ăn có lãi thì không sao. Thua lỗ thì gánh nặng đè lên đầu lên cổ người nông dân là điều không cần bàn cãi.
Khác nhau thứ tư là việc quản lý, phát triển vùng nguyên liệu. Thời ấy, ruộng đất các vùng nguyên liệu đa số đã được giao cho nông dân và các hộ nông trường viên quản lý. Thời hạn từ 30 đến 50 năm. Trồng cây gì trên đấy hoàn toàn thuộc quyền của nông dân. Trong khi các nhà máy đường quốc doanh lựa chọn việc phát triển vùng nguyên liệu bằng cách ký kết hợp đồng, giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương do ràng buộc của luật pháp, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để bắt nông dân phải nhổ các cây trồng khác để tròng mía. Vùng nguyên liệu của các nhà máy đường “dẫm chân tại chố” hoặc phát triển kém có lẽ, theo tôi là vì thế.
Cách phát triển vùng nguyên liệu của Nhà máy đương Nghệ An Tate & Lyle có khác. Bắt tay vào xây dựng, vùng nguyên liệu của nhà máy chỉ vỏn vẹn có 500 ha vùng nguyên liệu cuả nông trường 3/2, nông trường Xuân Thành và các hộ nông dân nhỏ lẻ. Vậy mà, đến vụ ép năm 2003, nhà máy sử dụng và quản lý tốt một vùng nguyên liệu hơn 20 ngàn Ha, gấp 40 lần diện tích ban đầu. Một bài học không thể nào quên, tôi đã kể nhiều lần với các giám đốc các nhà máy đường trong nước khác. Ai cũng giật mình, khen “Tây” giỏi. Mà họ giỏi thật.
Lần ấy, vào năm 2000, khủng hoảng mía đường thế giới và Việt Nam đang cơn trầm trọng. Giá mía trên thị trường rớt thảm hại. Giá trung bình trên thị trường lúc ấy khoảng 175 ngàn đồng một tấn tại nhà máy. Tôi sửng sốt, ngạc nhiên vô cùng khi trong họp giao ban, ông Bruce Mkay tuyên bố: năm nay nhà máy sẽ mua với giá 215 ngàn đồng một tấn tại nhà máy. Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của tôi và cộng sự, ông giải thích: Năm nay giá mía rớt xuống mức dưới giá thành. Nông dân đã lỡ trồng rồi, ta mua 150 ngàn/ tấn, dân cũng phải bán. Thế nhưng năm sau họ sẽ nhổ mía trồng cây khác. Nay ta nâng giá mía lên, đảm bảo lợi nhuận cho họ, năm sau họ sẽ nhổ cây khác để trồng mía cho chúng ta. Chúng ta sẽ có một vùng nguyên liệu như mong muốn mà đầu tư không đáng kể. Cùng với các chính sách mới như phối hợp với chính quyền địa phương phát triển giao thông vùng nguyên liệu, hỗ trợ khuyến nông và xây dựng các ruộng mía “trình diễn”, chỉ năm sau, năm 2001, diện tích vùng nguyên liệu đã tăng lên 12 ngàn ha, năm sau lên 16 ngàn và ổn định năm 2003 với hơn 20 ngàn ha vùng nguyên liệu. Một con số trong mơ của các nhà máy đường cùng công suất.
Khác nhau thứ 5, tôi thấy rất rõ là vấn đề nhân sự. Thời ấy, chia sẻ với các lo lắng của tôi khi nhận được điện thoại, thư “thân ái” từ các đồng chí lãnh đạo, nhờ tìm việc cho con, cháu, bạn bè, thậm chí bồ bịch, ông Bruce tâm sự: “Ông trả lời luôn là không được. Tất cả mọi người muốn vào làm việc tại công ty liên doanh này nhất thiết đều phải qua phỏng vấn, thi tuyển. Tổng giám đốc người nước ngoài sẽ là người quyết định cuối cùng.
Tôi không biết nhiều về tổ chức nhân sự của các nhà máy đường Việt Nam nhưng tôi dám chắc, lãnh đạo các công ty này sẽ không dám từ chối thẳng thừng việc “gửi gắm” của Sếp lãnh đạo cấp trên. Những điều này, khi rời Liên doanh, về với nhà nước tôi lại càng thấy rõ.
Còn nhiều điều khác nữa. Tôi chỉ nêu ra vài nội dung nêu trên chủ yếu là để minh họa và chứng minh cho một cái khác cơ bản trong nền kinh tế thị trường. Đó là giá thành sản phẩm của doanh ngiệp FDI này thấp hơn rất nhiều so với giá thành trong nước. Trong khi các nhà máy đường trong nước kêu gào chính phủ bù lỗ, hỗ trợ cấm nhập lậu thì nhà máy đường Tate & Lyle vẫn báo lãi trung bình hàng năm trên 8 triệu USD. Thậm chí còn xuất khẩu được hơn 20.000 tấn đường ra nước ngoài năm 2001. Đó là câu trả lời cho câu hỏi Tại sao ? tôi nêu ở đầu bài.
Bài viết đã khá dài. Để kết thúc, tôi xin gửi đến bạn đọc một thông tin: Khi thấy điều kiện kinh doanh không sinh lợi cao, từ năm 2013, các ông Tây trong công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle đã thoái vốn, bán toàn bộ cổ phần cho Tập đoàn TH với giá “đôi bên đều có lợi”. Các nhà máy đường quốc doanh, theo tôi biết, cơ bản đã hoàn thành chương trình Cổ phần hóa hay bán khoán cho các tập đoàn, công ty cổ phần khác. Chủ thực sự của các nhà máy đường trong nước, chủ yếu thuộc về công ty gia đình ông bà Đặng Văn Thành và Huỳnh Thị Bích Ngọc và Doanh nhân xứ Nghệ Thái Hương. Bảo hộ của nhà nước không thể kéo dài mãi được. Để sống, tồn tại và cùng nông dân hưởng lợi trong nền kinh tế thị trường là một thách thức không hề nhỏ đối với các ông chủ, bà chủ thực sự của các nhà máy đường Việt Nam trong tương lai.
Rất mừng là thời điểm hiện tại, bà Thái Hương chủ tịch tập đoàn TH và bà Huỳnh Bích Ngọc, chủ tịch tập đoàn Thành Thành Công, hai “bà hoàng” trong ngành mía đường Việt nam hiện nay đều là người có quan hệ thân thiết với tập đòan Tate & Lyle từ hơn hai mươi năm trước. Những lời “khen tây, chê ta” của tôi nêu trên cũng đã đến tai các “bà hoàng” trong những lần giao lưu gặp gỡ. Hy vọng bài ca mía đắng chỉ là một kỷ niệm buồn của ngành mía đường Việt nam trong tương lai.
Theo Nhà đầu tư
Cùng chuyên mục
- Tags:
- vùng nguyên liệu /
- bà con nông dân /
- trong nước /
- Chương trình một triệu tấn đường /
- nhà máy đường /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển
DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.
Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long
DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...
Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương
DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...
Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD
DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số
DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc
DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...