Tránh tạo lạm phát kỳ vọng
14:57 | 16/01/2024
DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2024 dự báo lạm phát sẽ không đáng quan ngại, nhưng không vì thế chủ quan trong kiểm soát giá cả, tránh tạo lạm phát kỳ vọng vì tình hình kinh tế trong nước vẫn có biến động khó lường, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới chưa được kiểm soát.

PGS.TS. Vũ Duy Nguyên, Viện trưởng Viện Kinh tế -Tài chính (Học viện Tài chính) dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 sẽ tăng ở mức từ 3,2-3,5%.Theo PGS.TS. Vũ Duy Nguyên, nguyên nhân chính là do lạm phát tại các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU có xu hướng giảm về mức 2% và cầu tiêu dùng dần phục hồi. Giá dầu và một số hàng hóa lương thực không có nhiều rủi ro tăng mạnh. Chính sách tài khóa mở rộng kết hợp chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ tăng trưởng vẫn duy trì nhưng không mạnh như cuối năm 2023. Thị trường bất động sản chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi...
Bà Vũ Hương Trà, Phó trưởng phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng dự báo: Năm 2024, giá xăng dầu được đánh giá ổn định nhưng đây là một yếu tố rất khó lường bởi biến động chính trị, nếu tiếp tục đứt gãy vận chuyển, giá dầu có thể sẽ là một ẩn số.Ngoài ra, một yếu tố có thể tăng áp lực là những mặt hàng do Nhà nước giữ bình ổn theo lộ trình để hỗ trợ người dân đến thời điểm điều chỉnh giá.
Cụ thể, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đánh giá Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và trình Chính phủ sửa đổi dự kiến trong năm 2024, khung giá dịch vụ giáo dục có thể giữ ổn định hoặc điều chỉnh với khu vực ngoài công lập. Đây là yếu tố có thể tác động lên CPI trong năm 2024.Cùng với đó, dịch vụ y tế và giá điện điều chỉnh vào cuối năm 2023 nên năm 2024 sẽ chịu ảnh hưởng. Việc điều chỉnh giá điện tiếp hay không sẽ phụ thuộc vào sự tính toán của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và sự phối hợp của Bộ Tài chính.
Theo bà Vũ Hương Trà, CPI của năm 2024 có thể sẽ xoay quanh 4% do cộng hưởng từ yếu tố thị trường và quản lý nhà nước.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước sẽ còn tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn, các chuyên gia đều cho rằng việc kiểm soát lạm phát năm 2024 vẫn tiềm ẩn rủi ro tăng mạnh, không nên chủ quan.

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng, những yếu tố chính có thể gây áp lực với lạm phát năm 2024 là giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao, Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó, đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên. Đồng USD tăng giá cũng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước.
Năm 2024, Việt Nam cũng thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do Nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, các chi phí thực hiện vào giá dịch vụ y tế và học phí giáo dục cũng tác động làm tăng CPI. Ngoài ra, việc thực hiện cải cách tiền lương và tăng lương tối thiểu vùng từ giữa năm 2024 sẽ kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong gia đình tăng....
Do đó, theo các chuyên gia để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra từ 4-4,5%, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt, cần đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để đưa ra chính sách phù hợp.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, muốn ổn định thị trường giá cả nội địa để kiểm soát lạm phát cần xây dựng quy hoạch phát triển theo vùng một cách ổn định; sản xuất gắn với kho dự trữ và cơ sở chế biến sâu, nhằm tăng giá trị cho sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cùng đó, tiêu thụ hàng hóa chủ động theo chuỗi sản xuất phân phối của từng mặt hàng nhất là nhóm hàng nông sản thực phẩm.
Chuyên gia Vũ Vinh Phú nêu rõ: Điều hành giá cả các mặt hàng quan trọng là đầu vào của sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng gia đình như điện, xăng dầu, than theo hướng từng bước vận hành theo cơ chế thị trường, tăng cạnh tranh bình đẳng, giảm điều hành theo kiểu hành chính, nhiều đầu mối quản lý. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ giá bán cho sản xuất, tiêu dùng công khai, minh bạch phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.

PGS.TS. Vũ Duy Nguyên khuyến nghị: Các bộ, ngành nên chủ động đề xuất các phương án điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý, tránh dồn vào các tháng đầu năm 2024 (thời điểm Tết âm lịch). Hoặc, dồn vào cùng một thời điểm để hạn chế tác động cộng hưởng, đồng thời giảm bớt áp lực cho điều hành giá, kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, có phương án giảm những tác động tiêu cực đối với người nghèo và những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước những tác động từ việc điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu.Ông Phạm Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết: Năm 2024, Cục sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong quản lý giá để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Song song với đó, giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường trong nước để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, kịp thời, nhất là với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá, đặc biệt trong các thời điểm có biến động giá như lễ, tết, điều chỉnh chính sách tiền lương...
Cục Quản lý giá cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình. Cùng đó, tăng cường kiểm tra, giám sát kê khai, niêm yết giá; chú trọng thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch, trung thực thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng…
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Cục Quản lý giá /
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam /
- chuyên gia kinh tế /
- Tổng cục Thống kê /
- Bộ Công thương /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...