Trên 32.000 tỷ đổ vào miền Trung - Tây Nguyên: Ecobay, FLC, T&T, CTCP Quốc tế Dubai... đăng ký hàng loạt dự án nghìn tỷ
21:42 | 16/02/2019
DNTH: 15 doanh nghiệp đã được trao quyết định chủ trương đầu tư tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên.
Sáng 16/2, Hội nghị phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên để bàn về các cơ chế, chính sách, giải pháp đột phá phát triển lĩnh vực mũi nhọn của khu vực này được tổ chức tại Thừa Thiên - Huế. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự sự kiện.
Tại đây, 15 doanh nghiệp được trao quyết định chủ trương đầu tư các dự án liên quan đến lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng, nông nghiệp. Tổng mức đầu trên 32.300 tỷ đồng.
Một số dự án đáng chú ý tại các tỉnh gồm:
Tại Quảng Bình:
- Dự TMS Quảng Bình Resort do CTCP Toàn cầu TMS đầu tư tại huyện Bố Trạch, diện tích 160,6 ha, giá trị 4.882 tỷ đồng
- 4 dự án của Tập đoàn FLC gồm: khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh 2; Công viên thể thao mạo hiểm Faros Quảng Bình; Công trình Club House; Công viên động vật hoang dã FLC Quảng Bình, giá trị 2.833,5 tỷ đồng
Tại Thừa Thiên Huế:
-Dự án Khách sạn dịch vụ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí tổng hợp của CTCP Giải trí tổng hợp Tam Giang đầu tư tại huyện Phú Vang, diện tích 110 ha, giá trị 4.168 tỷ đồng.
-Dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi thể thao Lộc Bình của công ty TNHH Văn Phú Resort – Lộc Bình, tại huyện Phú Lộc, diện tích 248 ha, giá trị 3.066 tỷ đồng.
Tại Quảng Nam:
-Dự án Công viên nông nghiệp Công nghệ cao Điện Hoà do Tập đoàn T&T đầu tư, giá trị 2.103,3 tỷ đồng
Tại Bình Định:
-Dự án Khu du lịch sinh thái Đầm Thị Nại của Ecobay, giá trị 4.105,5 tỷ đồng
Tại Ninh Thuận:
-Dự án Tổ hợp khách sạn thương mại, căn hộ du lịch Dubai Tower, của CTCP Đầu tư Quốc tế Dubai, giá trị 3.009 tỷ đồng
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cho biết 19 tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên tổ chức sự kiện nhằm xây dựng một tầm nhìn phát triển xa hơn cho du lịch miền Trung - Tây Nguyên, một thế mạnh của các địa phương trong khu vực.
Là cửa ngõ ra biển của hành lang kinh tế Đông - Tây, lại có lãnh thổ trải dài trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á, miền Trung - Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong bản đồ du lịch Việt Nam.
Toàn khu vực hiện có 12 sân bay đang vận hành với 5 sân bay quốc tế; hệ thống cảng biển được nâng cấp với 10 cảng biển loại 1.
Bên cạnh đó nơi đây còn là nơi hội tụ nhiều nguồn tài nguyên và tiềm năng về du lịch, trong đó tiềm năng du lịch biển, đảo được xem là thế mạnh với chuỗi các bãi biển mang đẳng cấp quốc tế, nhiều vịnh đẹp thế giới và nhiều đảo, bán đảo hấp dẫn trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; tài nguyên du lịch núi rừng với nhiều điểm du lịch sinh thái đồi núi, thác hồ nổi tiếng tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên…
Tuy nhiên, ông Thọ nhìn nhận sự phát triển của du lịch còn chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng to lớn của khu vực. Tổng doanh thu từ du lịch còn thấp, chưa thu hút thị trường khách du lịch cao cấp. Hệ thống hạ tầng du lịch còn hạn chế, cơ sở vật kỹ thuật còn thiếu…
Trong thời gian tới, để khai thác tối đa những lợi thế và nguồn lực phát triển, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các tỉnh đã hội tụ để cùng chắp cánh với khát vọng vì một Việt Nam hùng cường.
"Trong thời gian tới, chúng tôi cam kết cùng với các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên nỗ lực hết mình trong liên kết phát triển du lịch, đưa các điểm đến trong toàn khu vực trở thành những điểm đến có thương hiệu ở Châu Á", ông Thọ cho biết.
Theo Trí thức trẻ
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- du lịch miền trung /
- phát triển du lịch /
- chủ trương đầu tư /
- dự án nghìn tỷ /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...