TS. Nguyễn Đức Thành lưu ý diễn biến “lạ” của lãi suất liên ngân hàng Quý 1/2019

16:53 | 12/04/2019

DNTH: “Thông thường, sau dịp nghỉ Tết, lãi suất liên ngân hàng sẽ giảm sâu, khoảng 2%, khi thanh khoản của hệ thống dồi dào trở lại. Nhưng trong thời gian gần đây, lãi suất liên ngân hàng thường “treo” ở mức trên 4% và cuối tháng 3/2019 đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. Rõ ràng vốn trong hệ thống ngân hàng có sự xáo trộn nhất định, dẫn đến sự thiếu hụt thanh khoản” - TS. Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) phân tích.

TS. Nguyễn Đức Thành phát biểu tại buổi tọa đàm (Nguồn: VEPR)

TS. Nguyễn Đức Thành phát biểu tại buổi tọa đàm (Nguồn: VEPR)

Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Việt Nam Quý 1/2019 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, so với cùng kỳ năm 2018, lãi suất liên ngân hàng Quý 1/2019 có xu hướng cao, biên độ dao động hẹp hơn, trong khoảng từ 3,38% (giữa tháng 1/2019) cho tới 5,6% (cuối tháng 2/2019 - trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán).

Tương tự Quý 1/2018, lãi suất liên ngân hàng Quý 1/2019 đạt ngưỡng cao nhất thời gian qua tại thời điểm cận Tết do nhu cầu vốn vay ngắn hạn tăng cao. Sau đó, tới cuối Quý 1/2019, lãi suất chỉ còn ở mức 3,32%.

Nguyên nhân của sự gia tăng lãi suất, theo nhận định của VEPR, là do đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biến động nguồn tiền gửi từ các ngân hàng lớn.

Tuy nhiên, sau dịp Tết Nguyên Đán năm nay, lãi suất liên ngân hàng thay vì ghi nhận đà giảm sâu rõ rệt như các năm trước, lại đang có dấu hiệu bật tăng mạnh trở lại vào những ngày cuối cùng của Quý 1/2019.

Đây là một hiện tượng khá đặc biệt được TS. Nguyễn Đức Thành lưu ý tại buổi Tọa đàm "Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý I năm 2019" của VEPR.

TS. Nguyễn Đức Thành lưu ý diễn biến “lạ” của lãi suất liên ngân hàng Quý 1/2019 - ảnh 1

Diễn biến lãi suất liên ngân hàng và tăng trưởng cung tiền M2 trong Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý I năm 2019 của VEPR (Nguồn: VEPR)

“Thông thường, sau dịp nghỉ Tết, lãi suất liên ngân hàng sẽ giảm sâu, khoảng 2%, khi thanh khoản của hệ thống dồi dào trở lại. Nhưng trong thời gian gần đây, lãi suất liên ngân hàng thường “treo” ở mức trên 4% và cuối tháng 3/2019 đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. Rõ ràng vốn trong hệ thống ngân hàng có sự xáo trộn nhất định, dẫn đến sự thiếu hụt thanh khoản” - TS. Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng VEPR) phân tích.

Theo vị chuyên gia này, vấn đề có thể là do các ngân hàng nhỏ vay vốn (vay qua đêm) với các ngân hàng lớn để bù đắp thanh khoản, tìm cách đáp ứng các quy định mới.

“Đây là rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế của chúng ta, chừng nào không xử lý được các vấn đề về vốn thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới người dân, người lao động. Hoạt động sản xuất gặp khó, hàng hóa đắt đỏ hơn có thể dẫn đến làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế” - ông Thành cho biết.  

Trước đó, trong bản tin về thị trường trái phiếu thống kê số liệu tuần từ 25/3 - 29/3/2019, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã bơm ròng hơn 31.506 tỷ đồng vào hệ thống.

Đây là tuần đầu tiên kể từ Tết Nguyên Đán, NHNN tiến hành bơm ròng vào thị trường. Động thái này được đánh giá là nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt thanh khoản trên thị trường.

Cũng theo các chuyên gia của BVSC, có khả năng áp lực cân đối nguồn vốn nhằm đảm bảo tỷ lệ dữ trữ bắt buộc trong tuần cuối tháng là một trong những nguyên nhân đẩy lãi suất liên ngân hàng bật tăng trở lại. Và cũng không loại trừ khả năng, biến động về nguồn tiền gửi tại một số ngân hàng lớn (có thể là tiền gửi của Kho bạc Nhà nước) dẫn đến thanh khoản hệ thống bị ảnh hưởng.

Điều này phần nào biểu hiện khi lãi suất huy động của khu vực ngân hàng thương mại (NHTM) tăng nhẹ tại thời điểm cuối tháng 3 so với cuối tháng 2/2019. Cũng theo báo cáo này, lãi suất huy động tại các ngân hàng trong tháng 3/2018 có xu hướng tăng nhẹ so với thời điểm cuối tháng 2/2019./.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN