Tuyên Quang: Nhãn mất mùa nhưng được giá

11:00 | 31/07/2019

DNTH: Vụ nhãn năm nay, do thời tiết bất lợi nên nhiều nhà vườn ở xã Thái Bình, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) bị kém năng suất so với vụ trước. Tuy nhiên, mức giá lại đạt 30.000-50.000 đồng/kg, cao hơn từ 20.000-35.000 đồng/kg.

Hiện nay toàn xã Thái Bình có hơn 100 ha nhãn, trong đó có 87 ha đã cho thu hoạch. Nâng cao năng suất, sản lượng nhãn, người dân trong xã tích cực học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc; cải tạo giống nhãn bản địa bằng giống nhãn lồng Hưng Yên cho năng suất, chất lượng cao hơn.

Toàn xã Thái Bình có hơn 100 ha nhãn, đây cũng là địa phương có diện tích lớn nhất tỉnh Tuyên Quang.

Năm 2018 xã Thái Bình đã triển khai dự án cải tạo vườn nhãn chất lượng cao bằng phương pháp cắt, ghép giữa giống nhãn bản địa với nhãn đặc sản Hưng Yên. Đến nay xã đã thực hiện cắt, ghép cải tạo được 5.644 mắt. Trong năm 2019, thực hiện Dự án của Bộ NN- PTNT, xã sẽ có 1.872 cây nhãn được cắt, ghép cải tạo.

Dưới đây là một số hình ảnh về mùa thu hoạch nhãn ở xã Thái Bình

Nhãn được trồng ở hầu khắp các thôn, nhưng nhiều nhất ở thôn 4, thôn 5, thôn 6

Từ trồng nhãn, mỗi năm gia đình ông Trần Văn Bình, thôn Tân Lập thu lãi 150 triệu đồng.

Dù mất mùa nhưng nhiều nhà vườn vẫn phấn khởi vì nhãn được giá.

Xã Thái Bình đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2019 thu nhập bình quân đầu người đạt 39,6 triệu đồng/người/năm, cây nhãn góp phần không nhỏ vào mục tiêu này.

Nhiều em nhỏ cũng được bố mẹ cho tập thu hoạch nhãn.

Nhãn ở Thái Bình quả to đều, dầy cùi, mọng nước, vị ngọt đậm.

Năm nay mất mùa nên nhãn thu hoạch đến đâu được tiêu thụ hết đến đó.

Quốc lộ 2 trở thành điểm mua bán thông thương thuận tiện của người trồng nhãn ở xã Thái Bình.

 

Theo ĐÀO THANH/Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN