Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

19:33 | 22/10/2024

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Ngày 22/10, tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai diễn ra cuộc trao đổi “Giới thiệu công nghệ và kết nối hợp tác trong lĩnh vực chế biến và bảo quản nông sản - thực phẩm tại khu vực Tây Nguyên”.

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản 2
Quang cảnh chương trình. Ảnh: Minh Vỹ.
Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản 3
Đại biểu tham gia chương trình. Ảnh: Minh Vỹ.

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai; ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; bà Vũ Hương Mai - Điều phối chương trình Aus4innovation; ông Phạm Đức Nghiệm - Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, kiêm Giám đốc Ban quản lý Dự án hỗ trợ kỹ thuật VCIC (Bộ Khoa học và Công nghệ) tham dự chương trình.

Tại đây, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch giới thiệu tổng quan về công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm ứng dụng tại khu vực Tây Nguyên; đại diện Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối Thịnh vượng chung (CSIRO) giới thiệu về năng lực của CSIRO và cơ hội hợp tác trong chuyển giao công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm; tổng quan một số gói giải pháp và kinh nghiệm của CSIRO trong bảo quản, chế biến nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và gia tăng giá trị nông sản, tập trung vào 3 loại trái cây (bơ, sầu riêng, chanh leo).  

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản 7
Sầu riêng là một trong những trái cây mà chương trình hướng tới. Ảnh: Minh Vỹ.

Tây Nguyên với khí hậu đặc trưng và đất đai màu mỡ, là vùng đất nổi tiếng với nhiều loại nông sản phong phú như cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, chanh leo và nhiều loại trái cây khác. Tuy nhiên, khâu chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm tại đây vẫn còn hạn chế.

Nhằm góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm tại khu vực Tây Nguyên trên cơ sở hiện thực hóa các nội dung sáng kiến hợp tác giữa UBND 5 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và CSIRO - Chương trình Aus4Innovation; chương trình này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tại Tây Nguyên kết nối vào chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm các đối tác chiến lược về công nghệ, tài chính và thương mại. Qua đó tháo gỡ những khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, làm cầu nối giúp doanh nghiệp vững bước trên con đường hội nhập quốc tế.

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản 5
Các chuyên gia nước ngoài và đại biểu tại chương trình. Ảnh: Minh Vỹ.

Theo doanh nhân Đỗ Thị Hằng -Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ An Thịnh Phát (thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) chia sẻ, chương trình này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ mang lại cơ hội kết nối công nghệ đổi mới sáng tạo mà còn giúp chúng tôi mở rộng được thị trường tiêu thụ và tiếp cận các công nghệ tiên tiến nhất trong sản xuất và kinh doanh.

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản 1
Doanh nhân Đỗ Thị Hằng (bìa trái)-Giám đốc Công ty An Thịnh Phát và ông Nguyễn Ngọc Quang (kế tiếp)- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam. Ảnh: Minh Vỹ.

Công ty Cổ phần Thương mại-Dịch vụ An Thịnh Phát, ngành nghề chính là kinh doanh bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp, thế mạnh là sản phẩm sấy công nghệ cao. Trong những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng khắt khe, để đáp ứng yêu cầu của thị trường và mở rộng sản xuất, Công ty quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sấy nông sản tại huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) với quy mô 500 tấn/ngày cho các sản phẩm: xoài, khoai lang, mít, chuối, khoai môn, hạt điều, sầu riêng.

Ông Phạm Đức Nghiệm cho biết, từng doanh nghiệp Việt Nam muốn thành công khi kết nối thị trường quốc tế, bản thân nội tại doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh thật tốt, đặc biệt cần nâng cao năng lực về nguồn nhân lực, sản phẩm và năng lực khoa học công nghệ.

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản 4
Ông Phạm Đức Nghiệm phát biểu khai mạc. Ảnh: Minh Vỹ.

“Trong bối cảnh hiện nay để có thể cạnh tranh được thì doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng đến công nghệ - đó là giá trị cốt lõi để doanh nghiệp có thể cạnh tranh và tạo ra sự khác biệt khi hội nhập. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần không ngừng học hỏi, nghiên cứu kỹ đối tác để biết họ cần gì và muốn gì trước khi gặp gỡ, kết nối và đàm phán. 

Để hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, với vai trò là đơn vị chức năng hỗ trợ phát triển thị trường khoa học và công nghệ, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã và đang triển khai các biện pháp đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và phát huy vai trò cầu nối cho doanh nghiệp tiếp cận với quốc tế, trong đó chú trọng từng bước tăng cường năng lực công nghệ nội tại cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua làm chủ các công nghệ lõi được nhập khẩu từ các nước phát triển thông qua cửa sổ hợp tác công nghệ giữa Việt Nam và các quốc gia phát triển, hàng đầu về công nghệ”, ông Phạm Đức Nghiệm chia sẻ thêm.

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản 6
Các chuyên gia của CSIRO. Ảnh: Minh Vỹ.

Cửa sổ công nghệ Việt Nam - Australia hứa hẹn mang lại triển vọng để nâng cao năng lực công nghệ cho Việt Nam, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp là bởi: tiềm năng hợp tác giữa hai bên là rất lớn trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia được nâng cấp quan hệ song phương lên “Đối tác chiến lược toàn diện”; Australia là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ về nông nghiệp và thực phẩm…

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An

DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN