Ứng phó với Covid-19: Đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc
15:11 | 30/03/2020
DNTH: Trong bối cảnh hiện tại, hàng hóa Việt Nam cần được tạo điều kiện thuận lợi thông quan để xuất sang Trung Quốc nhằm giảm thiểu thiệt hại do Covid-19. Các cơ quan quản lý cửa khẩu đang nỗ lực hết sức để nâng cao năng lực giải quyết thủ tục thông quan.
Đẩy mạnh thông quan
Nhận rõ vấn đề cấp bách hiện tại là phải đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa, giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp (DN) trong dịch Covid-19, ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết: Đơn vị đã thường xuyên kết nối, hội đàm với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc để nâng cao năng lực giải quyết thủ tục thông quan.
Theo ông Tường, mục tiêu đầu tiên là hỗ trợ DN kết nối với đối tác, tạo thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng thương mại xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Đồng thời, hướng dẫn DN kê khai thủ tục hải quan và nhanh chóng xử lý vướng mắc, không để DN phải chịu thêm chi phí phát sinh trong quá trình làm thủ tục, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh.
Container xếp hàng đợi được thông quan. Ảnh Dân trí
Ông Phạm Hùng, Phó Ban Quản lý cửa khẩu quốc tế số 2 Kim Thành chi sẻ: Việt Nam đang trao đổi với các cơ quan chức năng cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) để rút ngắn thời gian thông quan cho các phương tiện nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ các quy định về phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, tạo điều kiện cho xe hàng và lái xe bảo hộ cẩn thận được nhập cảnh khu vực giáp biên giới để chuyển tải hàng mà không phải đổi người lái như trước.
Trước đó Bộ Công Thương đã khuyến cáo DN chủ động theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu để có kế hoạch sản xuất, vận chuyển hàng hóa, tránh ùn ứ ở cửa khẩu gây thiệt hại. Đồng thời, thực hiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch, triển khai các quy định về truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với Trung Quốc.
Vượt qua khó khăn
Tính từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3/2020, có hơn 30.000 xe hàng các loại đã được xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đường bộ. Các địa phương như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh đều đã đẩy mạnh các biện pháp xuất khẩu hàng hóa, bố trí khu vực cách ly để giao nhận hàng, vừa bảo đảm mục tiêu thông quan nhanh vừa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng chống dịch Covid-19.
Container nối dài tại cửa khẩu. Ảnh Dân trí
Đáng nói, cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) trung bình mỗi ngày chỉ xuất khẩu hàng hóa từ 130-150 xe. Cửa khẩu Hữu Nghị dù được mở trở lại sớm nhất nhưng trung bình mỗi ngày chỉ có khoảng 600 xe hàng được làm thủ tục xuất khẩu. Thực tế hiện nay, nhu cầu thông quan qua cửa khẩu Kim Thành chủ yếu là nông sản như: thanh long, dưa hấu, chuối, tinh bột sắn… Với số lượng hàng hoá xuất khẩu trên dưới 400 xe (tương đương 5 – 6 nghìn tấn/ngày). Trong khi đó, dự kiến thời gian tới nhu cầu thông quan vẫn tiếp tục tăng mạnh qua cửa khẩu Quốc tế số 2 Kim Thành (Lào Cai).
Theo Bộ Công Thương, thời gian tới, một số mặt hàng nông sản, trái cây của Việt Nam sẽ vào chính vụ để xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi năng lực thông quan của các cửa khẩu vẫn chưa được cải thiện nhiều, công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện chặt chẽ nên hàng hóa có khả năng sẽ ùn ứ. Do đó, Bộ đề nghị UBND các tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc chỉ đạo các lực lượng chức năng sớm trao đổi, thống nhất với các địa phương biên giới phía Trung Quốc để kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đồng thời bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả.
Hà An (THSP t/h)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...