Ứớc mơ bé nhỏ…Của cậu bé liệt hai chân

09:50 | 18/12/2019

DNTH: Khuyết tật vận động từ bé, khiến đôi chân cậu bé Lương May Phương không thể đi lại được. Nhưng em vẫn ngày ngày tới trường trên tấm lưng của người thân và thầy cô. Với ước mơ học hết cấp 3, học tin học và thành thạo về máy tính. Sau đó có thể kiếm được cái nghề để nuôi sống bản thân và phụ giúp cha già.

Sinh năm 2008, cậu bé Phương hiện đang học lớp 5 trường tiểu học Mai Sơn, xã Mai Sơn, Tương Dương, Nghệ An. Em sinh ra trong niềm hạnh phúc, sự yêu thương của bố mẹ, tuy nhiên ông trời lại bắt tội em. Vừa sinh ra em đã mang trong mình căn bệnh quái ác, khuyết tật vận động nó khiến cho em liệt hoàn toàn 2 chân, tay và lưng vận động khó khăn. Anh Lương Văn Dương bố của cháu bé trao đổi qua điện thoại với chúng tôi (bố em phải đi làm thuê xa- pv) cho biết “Thấy con không được như những đứa trẻ cùng trang lứa, gia đình chúng tôi đứa bé đi bệnh viện thì nhận được cái tin sét đánh. Con chúng tôi bị khuyết tật vận động bẩm sinh, cháu không thể đi được. Không chỉ vậy các cử động khác như tay, cổ, lưng cũng sẽ rất khó khăn. Hàng ngày nhìn cháu quằn quại trong đau đớn khi trái gió trở trời, người làm cha như tôi cũng đau lắm. Nhưng nhà nghèo, vợ mắc bệnh hiểm nghèo và chết sớm, thôi cũng đành phó thác cho số phận thôi”.

Phương được bác gái cõng về

Theo tìm hiểu được biết sau khi sinh người đứa con thứ 2 không lâu. Mẹ của Phương mắc căn bệnh hiểm nghèo, gia đình chỉ con lại người bố vừa kiếm tiền thuốc thang cho vợ và nuôi hai con. Một thời gian sau mẹ cũng bỏ hai đứa con mà đi. Người bố phải bỏ đi làm thuê xa để trang trải nợ nần và nuôi hai đưa con. Hiện hai em phải về sống nhờ nhà bác gái, mỗi tội nhà bác gái cũng chẳng khá khẩm gì cho cam. Là một trong những hộ nghèo của xã, cuộc sống của ba bác cháu cũng chỉ đắp đổi rau cháo qua ngày. Ngày nắng Phương đến trường bằng chiếc xe máy cà tàng, còn trời mưa người bác cõng phương qua những con dốc lầy lội đến trường. Không chỉ vậy mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ người bác này. “khổ lắm chú ơi, ngày hai buổi tôi phải cõng và chở cháu đi đi về, nhưng thấy nó siêng học, chăm ngoan tôi cũng không nỡ bắt nó ở nhà, tội cháu lắm. Hàng ngày cháu nó còn bị các cơn đau hành hạ, trời nắng còn đỡ, chứ trời lạnh thế này toàn thân nó co quắt một chỗ. Không chỉ chân mà tay và lưng cũng không cử động được, rứa mà mà bảo nó nghỉ học một hôm nó cũng không chịu. Thương cháu tôi lại phải cõng đi chứ hôm vừa rồi ngồi xe máy đâu có được. Hôn trước trời lạnh quá, vừa ngồi lên xe để chở về, tay co lại không ôm được ngã xuống đường, thầy hiệu trưởng lại phải bế về” chị Lương Thị Biểu, bác của May Phương tâm sự

Tình yêu thương của thầy cô dành cho bé

Được biết dù không thể đi lại được, mọi sinh hoạt cá nhân cần phải có sự giúp đỡ từ người khác. Nhưng cậu bé May Phương luôn luôn được đánh giá là học sinh chuyên cần, thầy cô và bạn bè đều quý mến. Quãng đường từ nhà tới trường chỉ 1.km nhưng là đường đối núi. Chỉ những ngày nắng đường khô ráo, đôi bàn tay cho phép ôm chặt vào người bác gái thì em mới được đến trường bằng xe máy. Còn thời tiết mưa lạnh như hiện nay, đường quá trơn trợt, người bé đau quặt lại vì căn bệnh hành hạ. Em chỉ có thể đến trường bằng trên tấm lưng của người bác gái và thầy cô. Trao đổi với chúng tôi thầy Hải hiệu trưởng trường tiểu học Mai Sơn cho biết “May Phương rất chăm học, dù nắng hay mưa em cũng cố đi học, nhiều lúc tan trường trời mưa các thầy phải cõng em về. Chỉ tội là lúc ra chơi thấy các bạn chạy nhảy em ngước ra nhìn với ánh mắt khát khao, nhìn ra thấy tội. Nhà trường cũng động viên các bạn trong lớp giờ ra chơi cố gắng chơi những trò để Phương có thể tham gia cùng, tạo ra sự hòa đồng. Các thầy cô giáo trong trường cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em theo con chữ. Tuy nhiên lên cấp 2 rồi cấp 3 thì cũng chưa biết tính sao, không biết em có theo được không”

Phương đang học lớp 5, chuẩn bị tốt nghiệp, nói về ước mơ của mình không cao sang và cũng chẳng mơ mộng như các bạn cùng trang lứa, dù không ai đánh thuế giấc mơ cả. Có lẽ trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ dù mới học lớp 5 cũng đã nhận biết được hoàn cảnh của mình “ Con chỉ ước học hết cấp 3, được đi học tin học, rồi thành thạo về máy tính và kiếm được một việc làm để nuôi sống bản thân và phụ giúp bố” em Phương tâm sự.

Ước mơ được học hết cấp 3, được học để có một cái nghề của Phương dù nó không to lớn nhưng rất đáng quý đáng trân trọng. Nhưng để một cậu bé liệt hai chân, mọi sinh hoạt đều phải nhờ người khác làm được sẽ rất khó. Để biến ước mơ nhỏ bé đó thành hiện thực, cần thay những tấm lòng của các nhà hảo tâm chắp cánh cho ước mơ đó.

Mọi sự đóng góp cho ước mơ của cậu bé May Phương xin gửi về

Thầy Hải. Hiểu trưởng Trường tiểu học Mai Sơn. SĐT: 0942204996.

 

Ngọc Giáp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?

Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.

Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?

Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...

Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.

Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?

Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.

Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?

Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...

Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn

Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.

XEM THÊM TIN