Ván bài "thâu tóm" Intimex và những toan tính của BRG Group

09:48 | 09/06/2019

DNTH: Mặc dù là doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp tiêu dùng lâu năm, nhưng trước "cơn bão" của nền kinh tế thị trường đã đẩy Công ty CP Intimex phải "gửi gắm" mình vào Tập đoàn BRG.

Intimex Việt Nam ra đời vào năm 1979, tiền thân là Công ty Xuất nhập khẩu Nội thương và Hợp tác xã trực thuộc Bộ Công Thương. Doanh nghiệp này từng chịu trách nhiệm kinh doanh xuất nhập khẩu dưới hình thức trao đổi hàng hóa nội thương, hợp tác xã, với khối các nước xã hội chủ nghĩa và một số quốc gia khác.

Năm 2009, Intimex Việt Nam được cổ phần hóa và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vốn nhà nước. Trong thời gian này, Tập đoàn BRG bắt đầu có "dính dáng" tới Intimex Việt Nam khi sở hữu 11,59% cổ phần tại đây, đồng thời bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch BRG và Chủ tịch của SeABank cũng là Chủ tịch HĐQT Intimex Việt Nam.

van bai thau tom intimex va nhung toan tinh cua brg group
Tập đoàn BRG nổi tiếng trong lĩnh vực đầu tư và sân golf.

Cuối năm 2015, thị trường tài chính được phen xôn xao với thông tin Công ty TNHH Thung Lũng Vua (thành viên của BRG) thâu tóm thành công Intimex Việt Nam thông qua việc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) bán 34,3% cổ phần tại công ty này.

Theo đó, SCIC thông báo bán toàn bộ 12.254.600 cổ phiếu (CP) đang nắm giữ tại Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam, tương đương 49,02 vốn điều lệ (khoảng 250 tỉ đồng). Trong đó, đấu giá công khai 3.676.400 CP (chiếm 14,7% vốn điều lệ) với giá khởi điểm 11.200 đồng/CP vào ngày 20/10/2015 và bán 8.578.200 CP còn lại (chiếm 34,32% vốn điều lệ) cho Công ty TNHH Thung Lũng Vua (trước đó BRG đã sở hữu 11,59% vốn của Intimex Việt Nam).

Món "hời" trong thương vụ thâu tóm Intimex Việt Nam của BRG

Với tiềm lực của mình, BRG đã thâu tóm công ty có vốn chủ sở hữu nhà nước chỉ với 250 tỉ đồng và trở thành cổ đông lớn nhất tại Intimex Việt Nam với tỷ lệ sở hữu cả gián tiếp và trực tiếp lên đến 45,91%.

Từ chỗ là một doanh nghiệp nhà nước chuyên xuất, nhập khẩu lương thực, thực phẩm, Intimex Việt Nam từ cuối 2015 sẽ phải chịu sự kiểm soát hoàn toàn của một tập đoàn tư nhân.

van bai thau tom intimex va nhung toan tinh cua brg group
Số tài sản đất mà BRG có được sau khi thâu tóm Intimex Việt Nam lên đến 2,57 triệu m2.

Nhưng thực tế, trong cơ cấu cổ đông của Intimex Việt Nam hiện nay, Công ty TNHH Thung lũng Vua chỉ nắm 18,39%, CTCP du lịch Thung lũng Nữ Hoàng nắm 12,73% và CTCP BĐS BRG nắm 0,27%. Các công ty này đều có liên quan đến bà Nguyễn Thị Nga và BRG Group, tổng cộng tỷ lệ sở hữu của các công ty này tại Intimex là 31,39%.

Hiện tại, ngoài là cổ đông chính của Intimex Việt Nam, Công ty TNHH Thung Lũng Vua còn đang quản lý sân golf King’s Island tại Đồng Mô (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), là nhà đầu tư chiến lược sở hữu 27% cổ phần Thăng Long GTC - doanh nghiệp đang nắm giữ nhiều cổ phần lớn tại các khách sạn, siêu thị tên tuổi như Hilton, Four Seasons, Marriott, InterContinental…

Còn về phía BRG Group, họ giờ là nhà đầu tư và hoạt động tập trung chủ đạo trong lĩnh vực tài Chính - ngân hàng - sân golf. Có thể kể ra một số sân golf mà BRG đang sở hữu như: Kings’ Island Golf Resort (Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), Đồ Sơn Seaside Golf Resort (quận Đồ Sơn, Hải Phòng), Legend Hill Golf Resort (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Vậy lý do là gì khiến một tập đoàn lớn như BRG lại để mắt đến một công  ty cổ phần đang kinh doanh siêu thị?

Theo đó, Intimex Việt Nam có một quỹ đất khổng lồ với tổng diện tích sử dụng lên tới 2,57 triệu m2. Trong đó, hơn 6.000 m2 đã nộp tiền sử dụng đất 1 lần, còn lại được thuê trả tiền hàng năm. Giành quyền kiểm soát tại Intimex đồng nghĩa với việc có tiếng nói quyết định tới khối tài sản khổng lồ của công ty này.

Trong số đó, Intimex Việt Nam đang sở hữu siêu thị Intimex Bờ Hồ nằm trên đất “vàng" số 22-32 phố Lê Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), khu đất nhìn thẳng ra Hồ Gươm, có diện tích lên tới 2.871m2 đã có giá trị tương đương hoặc lớn hơn gấp nhiều lần số tiền mà BRG bỏ ra để thâu tóm Intimex Việt Nam. Năm 2016, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận về mặt nguyên tắc với việc đầu tư khách sạn tại khu đất này và BRG Group coi như đã thâu tóm thành công dự án đất “vàng” Hồ Gươm.

Như Kinh tế Môi trường đã thông tin, tại thông báo số 19/TB-UBND được UBND phường Bạch Mai gửi cho phía siêu thị Intimex 89 Bùi Ngọc Dương ngày 18/4/2019 nêu rõ, yêu cầu dừng ngay mọi hoạt động kinh doanh đến khi có đầy đủ hệ thống phòng cháy chữa cháy mới được hoạt động trở lại. Nhưng phía siêu thị Intimex vẫn không hề có động thái dừng hoạt động mà vẫn buôn bán bình thường.

Dư luận đang đặt ra câu hỏi: Phải chăng có sự chống lưng của BRG mà siêu thị Intimex số 89 Bùi Ngọc Dương coi thường pháp luật? Coi thường cơ quan chức năng? Bỏ mặc sự an toàn của khách hàng khi không trang bị hệ thống phóng cháy, chữa cháy (!?).

Theo Kinh tế Môi trường 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN