Vận tải container đường biển đạt lợi nhuận kỷ lục trong đại dịch

14:26 | 27/03/2021

DNTH: Vận tải container đường biển đang mang lại lợi nhuận kỷ lục và là một trong những điều bất ngờ trong đại dịch Covid-19.

Vận tải container đường biển đạt lợi nhuận kỷ lục trong đại dịch
Vận tải container đường biển lợi nhuận kỷ lục trong đại dịch

Trong nhiều năm, vận tải container đường biển là một lĩnh vực khó khăn. Lợi nhuận rất thấp, rủi ro cao và triển vọng tăng trưởng không ổn định do các xu hướng thương mại toàn cầu khó đoán trước.

Tuy nhiên, ngành này đang mang lại lợi nhuận kỷ lục và là một trong những điều bất ngờ trong đại dịch.

Nhờ mua sắm trực tuyến gia tăng, nhu cầu vận tải đường biển mạnh tới mức các công ty đang ngày càng sẵn sàng hơn trong việc trả phí cao hơn.

Với Matson Inc., một công ty có trụ sở tại Honolulu với đội tàu cỡ nhỏ, nhu cầu vận chuyển nhanh từ Thượng Hải (Trung Quốc) tới Los Angeles (Mỹ) quá lớn khiến các nhà điều hành quyết định thêm một chuyến mỗi tuần trong năm ngoái và sẽ duy trì lâu dài.

Hoạt động kinh doanh chính của Matson là vận chuyển vật liệu tới Hawaii và Guam, và đây là tuyến đứng ngoài danh sách 20 tuyến vận tải container lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, cổ phiếu của công ty này tăng gần 40% trong năm ngoái và toàn bộ lĩnh vực vận tải container đường biển đạt doanh thu cao chưa từng có, với trên 200 tỷ USD năm 2020 theo ước tính.

Các công ty lớn nhất như A.P. Moller-Maersk A/S của Đan Mạch và Cosco Shipping Holdings Co. của Trung Quốc đã khép lại năm 2020 với quý IV đạt lợi nhuận cao kỷ lục.

Gói kích thích mới trị giá 1.900 tỷ USD của Mỹ có thể kéo dài thời kỳ huy hoàng của ngành này sang năm 2021. Giám đốc điều hành Maersk, Soren Skou, mới đây cho biết, công ty kỳ vọng một phần trong số tiền này sẽ được sử dụng để mua số hàng hóa cần được vận tải.

Tuy nhiên, vấn đề là khi hoạt động hết công suất, "xương sống" của hệ thống thương mại toàn cầu lộ rõ các vấn đề như thủy thủ đoàn làm việc quá sức, hàng nghìn container bị rơi xuống vùng biển sâu và việc hoạt động lưu thông qua kênh đào Suez bị ách tắc có nguy cơ gây ra những vấn đề lớn hơn về kinh tế nếu tình trạng này kéo dài không chỉ trong vài ngày.

Lê Minh

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN