Vì sao ACB lãi đột biến 4.776 tỷ đồng trong 9 tháng?

09:44 | 24/10/2018

DNTH: DN&TH; Nhờ lãi thuần kinh doanh tăng trưởng cao, đặc biệt là hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay nên lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tăng đột biến 4.776 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ năm ngoái.

ACB lãi trước thuế hơn 4.776 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, gấp 2,5 lần cùng kỳACB lãi trước thuế hơn 4.776 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, gấp 2,5 lần cùng kỳ

Lợi nhuận đột biến của ACB 4.776 tỷ đồng còn nhờ việc hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2018, kết quả kinh doanh của ACB có nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ấn tượng.

Cụ thể, trong quý 3, thu nhập lãi thuần của ACB đạt 2.563 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ quý 3 năm trước. Trong đó, thu nhập từ dịch vụ đạt 525,7 tỷ đồng, mang về khoản lãi thuần 328,4 tỷ đồng, tăng 6,4% so cùng kỳ năm trước.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối bất ngờ lãi đột biến 161 tỷ đồng, gấp hơn 3,2 lần so với quý 3 năm trước chỉ lãi 54 tỷ đồng.

Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng lãi tới 123,2 tỷ đồng, gấp 48,7 lần cùng kỳ năm trước và tính chung 9 tháng lãi 307,9 tỷ đồng. Riêng mua bán chứng khoán kinh doanh vẫn bị lỗ 18,5 tỷ đồng, khiến cho số lỗ luỹ kế của mảng này 9 tháng lên tới 47,3 tỷ đồng.

Ngân hàng còn ghi nhận 191,8 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động khác trong khi quý 3 năm trước chỉ có 41 tỷ đồng. Nhờ đó, lãi thuần từ hoạt động khác 9 tháng đạt 898 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước. 

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh trước dự phòng quý 3 đạt 1.840 tỷ đồng. Do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tiếp tục giảm một nửa xuống 215 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 1.625 tỷ đồng và lãi sau thuế   1.309 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng năm nay, ACB ghi nhận lãi thuần từ kinh doanh hơn 5.436 tỷ đồng. Nhờ cắt giảm hơn 831 tỷ đồng chi phí dự phòng nên lợi nhuận trước thuế của ACB tăng vọt lên 4.776 tỷ đồng và lãi sau thuế 3.772 tỷ đồng, tăng trưởng 247% so với cùng kỳ năm trước.

So với mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm 2018 là 5.700 tỷ đồng thì sau 3 quý kinh doanh khởi sắc, đã hoàn thành 84% kế hoạch năm. Nếu hoàn thành mục tiêu này, lợi nhuận ACB sẽ tăng gấp đôi năm 2017 và đây sẽ là con số lợi nhuận cao nhất của nhà băng từ trước đến nay.

Tại thời điểm 30/9/2018, tổng tài sản của ACB tiếp tục tăng thêm 10% so với hồi đầu năm, đạt 312.777 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng ở mức 267.975 tỷ đồng, tăng 11%; trong đó, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 15,3%.

Dư nợ tín dụng đạt 219.080 tỷ đồng, tăng trưởng 11,6%. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,84% dư nợ, tương đương 1.849 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nợ xấu nhóm 5- có nguy cơ mất vốn tăng tới 60,4% so với năm trước, chiếm 1.264 tỷ đồng.

Theo báo cáo, ACB cho biết ngân hàng hiện hạch toán riêng khoảng 1.859 tỷ đồng dư nợ cho vay của nhóm khách hàng từ Công ty chứng khoán ACBS (tại thời điểm cuối 2017 dư nợ là 2.157 tỷ đồng), mà không tính vào danh mục phân loại chất lượng nợ chung của ngân hàng ACB.

(Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2018 của ACB)

Do quy mô nợ xấu và những khoản nợ vẫn tiếp tục tăng nên đến hết quý 3/2018, ACB phải trích lập dự phòng rủi ro cho vay lên tới 2.396 tỷ đồng.

Ngoài dự phòng nợ xấu, điểm đáng chú ý trong các khoản mục Chứng khoán là ACB hiện đang phải trích lập khoảng 142 tỷ đồng dự phòng cho Chứng khoán kinh doanh (số dự phòng cuối năm 2017 là 3,4 tỷ đồng), và 437,8 tỷ đồng dự phòng Chứng khoán đầu tư đến cuối kỳ.

Tổng cộng các khoản dự phòng hiện diện trên báo cáo của ACB đến cuối kỳ lên tới 2.976 tỷ đồng. Điều này có thể hiểu là có hơn 2.976 tỷ đồng lợi nhuận từ kinh doanh của ACB đang bị “chôn” ở dự phòng rủi ro tín dụng- đầu tư chứng khoán.

Nhưng điểm tích cực là trong 9 tháng qua, ACB đã đẩy mạnh xử lý thu hồi nợ xấu, hoàn nhập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nhờ đó đem lại con số lợi nhuận đột biến 4.776 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh khởi sắc giúp cho nguồn vốn chủ sở hữu của ACB tăng trưởng 22% so với đầu năm, đạt 19.518 tỷ đồng. Trong đó, vốn điều lệ tăng lên mức 11.259 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối tăng gấp đôi đạt 6.145 tỷ đồng.

Với nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào, trong năm 2018 ACB dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ thêm khoảng 1.627 tỷ đồng lên mức 12.886 tỷ đồng. Việc tăng vốn sẽ được thực hiện thông qua chia cổ tức tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu, tương ứng phát hành tối đa khoảng 163 triệu cổ phiếu.

Thu Hằng

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Doanh nghiệp hàng không "sải cánh" mạnh mẽ từ năm 2025

DNTH: Các doanh nghiệp ngành hàng không thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ, với bức tranh tài chính của ACV (cảng hàng không), HVN, VJC (vận tải hàng không), SCS (cảng hàng hóa)... khởi sắc.

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

XEM THÊM TIN