Vì sao báo Tây lại khuyên các nhà đầu tư nên nghĩ nhiều hơn đến Việt Nam?

09:05 | 03/05/2020

DNTH: Việt Nam là một trong số những quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và có xuất khẩu thặng dự liên tục trong 4 năm bất chấp bối cảnh số nước thâm hụt thương mại gia tăng.

Tờ Forbes phiên bản Israel với tựa: "Tại sao chúng ta nên nghĩ nhiều hơn đến Việt Nam?" đã phân tích các thành tựu từ chính trị, kinh tế, ngoại giao đến thành công chống đại dịch Covid-19 của đất nước hình chữ S.

Về kinh tế, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tăng trưởng cao nhất với khi GDP 2019 đạt 7,02%. Việt Nam cũng có xuất khẩu thặng dự liên tục trong 4 năm trong khi số lượng quốc gia thâm hụt thương mại gia tăng.

Điều này có được nhờ Việt Nam không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, cấu trúc lại nền kinh tế. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu công bố năm 2019 cho biết thứ hạng của Việt Nam đã tăng 10 bậc – đạt vị trí 67 so với năm 2018, một bước nhảy đáng kể. World Bank cũng đánh giá Việt Nam có tiến bộ đáng kể về cải thiện môi trường kinh doanh trong 10 năm qua.

Nhờ vậy, đất nước đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. FDI cam kết vào Việt Nam trong năm 2019 đã vượt 38 tỷ USD, cao nhất trong một thập kỷ qua.

Ngoài ra, 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) – đặc biệt là EVFTA, CPTPP cũng tạo ra sự liên kết sâu, rộng cho đất nước hình chữ S. Riêng với EVFTA, đây là thoả thuận đầu tiên của khối EU với một quốc gia đang phát triển ở châu Á.

Bên cạnh kinh tế, cách thức đối phó với đại dịch Covid-19 của Việt Nam cũng được phiên bản Forbes này lưu tâm. Theo đó, thành công trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 ở trong nước cho phép Việt Nam có nhiều không gian hơn để thực hiện vai trò của mình trong các diễn đàn ngoại giao khu vực và quốc tế, đặc biệt với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.

Những điều này, cộng với việc Việt Nam là quốc gia mở cửa trở lại sau khi kiểm soát tốt bệnh dịch đã được Forbes khuyến nghị các nhà đầu tư nước ngoài nên quan tâm nhiều hơn đến thị trường này, trong bối cảnh nhiều nước đang chìm trong dịch bệnh và nguy cơ suy thoái hiện hữu nhiều hơn trên toàn cầu.

PGS. TS. Vũ Minh Khương, trường Chính sách công Lý Quang Diệu (ĐH Quốc gia Singapore) cũng nhìn nhận định: Kể từ khi cải cách bắt đầu, chưa bao giờ Việt Nam được chú ý với thái độ vị nể như hiện nay. Mỗi cải cách tiếp theo nếu được thiết kế kỹ càng, hiệu ứng cộng hưởng này sẽ rất lớn.

Ông nhấn mạnh cơ hội lớn và Việt Nam cần những chiến lược đặc biệt để nắm bắt. Cụ thể, có 3 vấn đề lớn được ông lưu ý.

Thứ nhất, Việt Nam cần được định vị có lợi thế đặc biệt về "sự tin cậy chiến lược". Điều này lớn hơn nhiều lợi thế về chi phí lao động, đặc biệt trong dài hạn.

Trong điểm nhấn này, Việt Nam cần đưa ra các thể chế ưu tú mà các doanh nghiệp FDI lớn, có uy tín đã được hưởng. "Chúng ta cần để nhà đầu tư thấy được sự thật tâm, trân trọng, và ý thức chiến lược trong xây dựng nền móng cho hợp tác lâu dài",  ông nói.

Thứ hai cần tính rất kỹ đến thách thức trong cơ hội. Đơn cử như các KCN hậu dịch Covid-19 cần được xây dựng để hoạt động thuận lợi ngay cả khi có dịch bệnh. Trong thời gian tới, tăng hiệu lực bền vững sẽ quan trọng không kém tăng hiệu quả vận hành.

Thứ ba là phải có kế hoạch hành động đặc sắc, khiến nhà đầu tư thán phục. "Đấy không phải những ưu đãi về thuế, hay giảm chi phí, mà là thể chế quản lý", ông nhấn mạnh.

Theo ông, khi đánh giá về ứng xử của các cơ quan công quyền, các nhà đầu tư ở một nước đang phát triển thường ở một trong hai trạng thái: nhẫn chịu (sacrifice) vì mình đang kiếm lợi ở đây hoặc ngạc nhiên hứng thú (surprise) vì thấy Chính phủ đưa ra quyết sách quá hay, thế giới nên đến học tập.

"Bước đường đi lên của Việt Nam trong thu hút FDI trong thời gian tới không nằm nhiều ở ưu đãi đặc biệt mà ở số lượng ngạc nhiên mà Chính phủ và các địa phương tạo ra cho các nhà đầu tư", ông Vũ Minh Khương nhận định.

Theo Nhịp sống kinh tế

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?

Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.

Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?

Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...

Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.

Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?

Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.

Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?

Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...

Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn

Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.

XEM THÊM TIN