Vì sao biết tín dụng đen lãi suất "cắt cổ" mà vẫn vay?
11:07 | 22/03/2019
DNTH: Theo chuyên gia, nếu nói "mánh khoé" để lừa người đi vay cũng không thật hoàn toàn chính xác. Nhiều khi các hợp đồng tín dụng đen rất đơn giản và dễ hiểu như "vay 1.000.000 đồng, trả lãi 5.000 đồng/ngày". Và nhiều người đi vay cũng hoàn toàn nhận thức được mức trả nợ như vậy là cao hay thấp khi tính ra số phần trăm
Tín dụng đen có nhiều hệ luỵ cho xã hội, nhưng vì sao nó vẫn tồn tại và ngày càng "bành trướng", xâm nhập vào cuộc sống của người dân? Những câu hỏi này đã được các chuyên gia giải đáp tại toạ đàm trực tuyến "Đi tìm giải pháp mở rộng tín dụng, "giải cứu" người dân khỏi tín dụng đen" do Báo Trí thức trẻ phối hợp CafeF tổ chức chiều 21/3.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, để có một khoản vay chính thức từ ngân hàng phải làm rất nhiều thứ, từ khai báo nhân thân, làm hồ sơ, đưa ra mục đích vay, chứng minh thu nhập,… Muốn vay phải có thế chấp sổ tiết kiệm, bảo lãnh,…Không vay thế chấp thì vay tín chấp nhưng cũng đòi hỏi nhiều điều kiện. Hạn mức tín dụng cũng chỉ được vài lần trên mức thu nhập của một người. Và như thế, cánh cửa ngân hàng đóng lại với nhiều người, nhất là những người dân vùng sâu vùng xa, các bạn trẻ sinh viên,…
Không vào được ngân hàng thì tìm đến tiệm cầm đồ, nhưng chiêu trò về lãi suất, thu hồi nợ, lừa đảo cũng rất nhiều. Và tìm đến các tổ chức tài chính thì họ cũng thường chỉ cho vay các món nhỏ, bị quản lý bởi luật TCTD với những quy định ngặt nghèo. Cửa này cũng đóng.
Khi những cánh cửa kia đóng lại, họ chạy ra ngoài, nhìn thấy ngay tờ rơi ở các cột điện, chỉ cần gọi điện là có tiền một cách dễ dàng. Có thể nói, họ phải tìm đến tín dụng đen bởi các cửa chính thức đều đóng lại với họ. Họ có nhu cầu thực sự, như để chi trả tiền bệnh viện, chi tiêu,…thậm chí cho đến nhu cầu phạm pháp cờ bạc, ma túy…"Tôi gặp một vài cán bộ nhân viên công sở, đầu tháng tiêu sạch tiền, cuối tháng lại chạy vào tín dụng đen chỉ để có tiền để "nhậu".
Còn theo TS. Nguyễn Đức Độ, tín dụng đen có đặc điểm là lãi suất rất cao. Đối tượng đi vay tín dụng đen cũng thường là những người ở "bước đường cùng" nên khả năng trả nợ rất thấp. Kết cục thường xảy ra là tình trạng "nợ chồng nợ". Khi chịu sức ép đòi nợ rất lớn từ lực lượng xã hội đen, người vay có thể thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như lừa đảo, bán tài sản của những người thân quen, ăn cắp, ăn trộm, cướp giật, thậm chí giết người để lấy tiền trả nợ.
TS Nguyễn Đức Độ
Nhưng tín dụng đen có dùng "mánh khoé" để xâm nhập đời sống người dân không? Theo TS Nguyễn Đức Độ, nếu nói "mánh khoé" để lừa người đi vay cũng không thật hoàn toàn chính xác. Nhiều khi các hợp đồng tín dụng đen rất đơn giản và dễ hiểu như "vay 1.000.000 đồng, trả lãi 5.000 đồng/ngày". Và nhiều người đi vay cũng hoàn toàn nhận thức được mức trả nợ như vậy là cao hay thấp khi tính ra số phần trăm. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ một số người đi vay ở trong tình trạng không có giải pháp nào khác ngoài tín dụng đen. Những người khác có thể tính chỉ vay trong thời gian rất ngắn nên chấp nhận. Cũng có người hy vọng, trông chờ vào các khoản thu nhập mang tính may rủi từ lô, đề hay cá độ bóng đá nên kế hoạch trả nợ của họ dễ bị đổ bể.
Nhóm PV
Theo Trí thức trẻ
Cùng chuyên mục
- Tags:
- mánh khoé /
- lãi suất cắt cổ /
- cho vay /
- Lãi suất /
- tín dụng /
- ngân hàng /
- tín dụng đen /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.
Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...
Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.
Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.
Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...
Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...