Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia CPTTP và EVFTA

05:08 | 02/07/2020

DNTH: Theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, nhìn toàn cảnh về Hiệp định CPTTP, EVFTA cho thấy, nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh, kỷ luật sản xuất kinh doanh chặt chẽ, minh bạch.

Hội thảo “CPTPP&EVFTA: Sở hữu trí tuệ và doanh nghiệp Việt” ngày 1/7. Ảnh: PV

Tại hội thảo “CPTPP&EVFTA: Sở hữu trí tuệ và doanh nghiệp Việt”, do Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu & Cạnh tranh (BCSI), tổ chức hôm nay (1/7), ông Phú nhấn mạnh, Hiệp định CPTTP và EVFTA là cơ hội cho người tiêu dùng Việt tiếp cận với những hàng hóa, các thiết bị dùng cho sản xuất, tiêu dùng và các gia đình với chất lượng cao, giá cả hợp lý, tránh được việc mua phải những hàng giả, hàng nhái vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Nói về vấn đề này, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu & Cạnh tranh (BCSI), cho biết, Việt Nam đã hội nhập kinh tế sâu rộng với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTAs). Trong đó, hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có mức độ tự do hóa thương mại đầu tư rất cao, phạm vi điều chỉnh bao trùm nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt, cam kết về quyền sở hữu trí tuệ trong hai hiệp định này sâu hơn, đáng kể so với chuẩn mực trong Hiệp định về quyền SHTT liên quan đến thương mại (TRIPs) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 

Việc nhận thức và thực thi đầy đủ các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ trong CPTPP và EVFTA có ý nghĩa quan trọng, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng vị thế thị trường và phát triển bền vững.

Việc thực thi đầy đủ các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ trong CPTPP và EVFTA giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Ảnh: T.L

Theo đánh giá của các chuyên gia, cơ hội của EVFTA mang lại sẽ song hành cùng khó khăn và thách thức, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. 

ThS. Vũ Xuân Trường, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu & Cạnh tranh, cho rằng, EVFTA và CPTPP là những FTA thế hệ mới, với những cam kết sâu và bao trùm trong nhiều lĩnh vực, trong đó, nâng cao quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung mà các quốc gia cần phải thực thi. 

Sở hữu trí tuệ có vai trò đảm bảo môi trường pháp lý lành mạnh, bảo vệ kết quả sáng tạo, kỹ thuật, bảo vệ người tiêu dùng và xã hội thông qua việc kiểm soát hàng hóa, sản phẩm có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ngăn chặn hàng giả. Bên cạnh đó, sở hữu trí tuệ khẳng định vị trí độc quyền của doanh nghiệp được cấp quyền sở hữu trí tuệ về các sáng chế, nghiên cứu, sản phẩm... 

Tuy nhiên theo ông Trường, trên thực tế, hầu hết các tổ chức, cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp đều ít quan tâm đến sở hữu trí tuệ. Việc nhận diện những thách thức đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam là hết sức cần thiết, nhằm tránh những rủi ro trong dài hạn, cũng như có những điều chỉnh phù hợp.

Ở Việt Nam, xâm phạm sở hữu trí tuệ xảy ra ở nhiều lĩnh vực, cả ở khu sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu. Cụ thể, trong lĩnh vực bản quyền phần mềm, giai đoạn 2006-2015, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra 541 doanh nghiệp, kiểm tra 27.602 máy tính, lập 499 biên bản xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 8.613 tỷ đồng. 

Liên quan đến câu chuyện sở hữu trí tuệ khi tham gia CPTTP và EVFTA, ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch VMCG, sáng lập Strategy Academy, cho rằng, sở hữu trí tuệ có vai trò đảm bảo cho môi trường pháp lý lành mạnh, bảo vệ kết quả sáng tạo, kỹ thuật; bảo vệ người tiêu dùng và xã hội thông qua việc kiểm soát hàng hóa, sản phẩm có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ngăn chặn hàng giả.

Bên cạnh đó, sở hữu trí tuệ khẳng định vị trí độc quyền của người được cấp sở hữu trí tuệ về các sáng chế, nghiên cứu và giúp các dự án khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như các doanh nghiệp nói chung có lợi thế cạnh tranh so với những sản phẩm cùng loại, cùng phân khúc.

Theo https://doanhnhantrevn.vn/viet-nam-co-nhieu-co-hoi-xuat-khau-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-khi-tham-gia-cpttp-va-evfta-182501.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN