Việt Nam là một trong 10 quốc gia có lượng kiều hối cao nhất thế giới

09:33 | 24/11/2020

DNTH: Năm 2020, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kiều hối về Việt Nam đạt 15,686 tỷ USD, tương đương 5,8% GDP. Riêng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM qua các tổ chức sẽ đạt 5,5 tỷ USD, tăng 0,82% so với năm 2019.

Việt Nam là một trong 10 quốc gia có lượng kiều hối cao nhất thế giới

Đến nay, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là ở các nước phát triển. Tính đến tháng 10/2020, kiều bào từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có 362 dự án FDI đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 1,6 tỷ USD.

Trong 5 năm gần đây (từ năm 2015-2019), với mức tăng trưởng trung bình 6%/năm, tổng kiều hối đạt hơn 71 tỷ USD, chiếm khoảng 44% tổng kiều hối đạt được trong vòng 20 năm (từ năm 1993 đến hết năm 2019). Riêng năm 2020, WB dự báo kiều hối về Việt Nam đạt 15,686 tỷ USD, tương đương 5,8% GDP. Theo WB, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có lượng kiều hối cao nhất trên thế giới.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, trong 7 tháng đầu năm 2020, lượng kiều hối về TP.HCM chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, kiều hối đã tăng trở lại sau khi dịch bệnh Covid-19 ở một số quốc gia tạm thời lắng xuống. Đơn cử, trong tháng 10/2020 riêng TP.HCM đã có 500 triệu USD kiều hối chuyển về qua các tổ chức tín dụng.

Dự báo trong 3 tháng cuối năm 2020, tình hình kiều hối sẽ dần hồi phục trở lại sau khi các nước trên thế giới đã có những biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh. Đặc biệt là nhiều quốc gia đã nới lỏng các lệnh đóng cửa xã hội, khôi phục kinh tế sẽ là cơ hội cho việc làm và thu nhập đối với người lao động, lượng kiều hối sẽ trở lại bình thường.

Hơn nữa, Việt Nam là một trong ít các quốc gia trên thế giới kiểm soát dịch bệnh Covid-19 khá thành công sẽ tạo cơ hội đầu tư vào Việt Nam và thu hút kiều bào chuyển tiền về nước đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Theo đó, trong 10 tháng năm 2020 lượng kiều hối về TP.HCM đã lên trên 4 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019 và dự ước năm 2020 kiều hối chuyển về TP.HCM qua các tổ chức sẽ vẫn đạt 5,5 tỷ USD, tăng 0,82% so với năm 2019.

Kiều bào luôn đồng hành, hưởng ứng tích cực, tham gia quyên góp, ủng hộ đồng bào trong nước khắc phục hậu quả thiên tai và phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch Covid-19, cộng đồng  người Việt Nam ở nước ngoài đã quyên góp ủng hộ khoản tiền khoảng 35 tỷ đồng, cùng nhiều vật tư y tế cho công tác phòng chống dịch ở trong nước. Trong đợt lũ lụt ở miền Trung vừa qua, tính đến nay, kiều bào đã quyên góp được khoảng 34 tỷ đồng, cùng nhiều hàng hóa nhằm hỗ trợ đồng bào trong nước khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.

Thực tế, kiều hối là nguồn tiền của người Việt Nam lao động, sinh sống ở nước ngoài dành ra gửi về hỗ trợ thân nhân ở trong nước. Theo đó, người thân trong nước nhận kiều hối sử dụng vào sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng trên nguyên lý là dòng tiền đầu vào sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Chính sách kiều hối của Việt Nam không đánh thuế thu nhập người nhận kiều hối và dịch vụ kiều hối ngày nay đã rất mở rộng, các tổ chức tín dụng chi trả kiều hối tận nhà cho người nhận và chỉ thu phí của người chuyển từ nước ngoài chứ không thu phí nhận kiều hối.

Theo DNSG

https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/viet-nam-la-mot-trong-10-quoc-gia-co-luong-kieu-hoi-cao-nhat-the-gioi-1101960.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

Giải quyết tình trạng cá nước lạnh cung không đủ cầu

DNTH: Ngoài tận dụng tốt diện tích mặt nước vốn không thích hợp để nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt truyền thống, việc phát triển nuôi cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm...) ở các địa bàn miền núi phía Bắc còn góp phần...

XEM THÊM TIN