Việt Nam nhập siêu hơn 1 tỷ USD trong nửa đầu tháng 4

14:37 | 22/04/2021

DNTH: Trái với đà xuất siêu trước đó, nửa đầu tháng này Việt Nam nhập siêu hơn 1,3 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 12,65 tỷ USD, nhập khẩu đạt 13,96 tỷ USD.

Thống kê Tổng cục Hải quan mới công bố cho thấy, 15 ngày đầu tháng 4, Việt Nam đạt kim ngạch xuất nhập khẩu gần 27 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 12,65 tỷ USD, nhập khẩu đạt 13,96 tỷ USD.

Như vậy, trái với đà xuất siêu trước đó, nửa đầu tháng 4 Việt Nam nhập siêu hơn 1,3 tỷ USD. Trong 15 ngày đầu tháng, có 2 nhóm hàng nhập khẩu với kim ngạch lên tới hơn 2 tỷ USD là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,82 tỷ USD và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt hơn 2 tỷ USD.

Lũy kế từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 91 tỷ USD (đạt 90,992 tỷ USD) tăng 26,8% so với cùng kỳ 2020, tương đương con số tăng thêm 19,23 tỷ USD. Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch đạt 89,5 tỷ USD, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương con số tăng thêm gần 20,2 tỷ USD.

Như vậy, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 180,5 tỷ USD và vẫn duy trì được thặng dư thương mại với con số xuất siêu gần 1,5 tỷ USD.

Việt Nam nhập siêu hơn 1 tỷ USD trong nửa đầu tháng 4 - Ảnh 1.
Sản phẩm máy vi tính, điện tử và linh kiện là một trong những nhóm hàng nhập khẩu với kim ngạch tăng mạnh.

Theo nhiều ý kiến, kết quả xuất nhập khẩu quý 1 đã duy trì rất tốt và với tốc độ tăng trưởng hiện nay, từ nay đến cuối năm, Việt Nam sẽ đạt mốc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 600 tỷ USD.

Dù vậy, đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu trong năm 2021, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho biết, kể cả dịch bệnh có thể thuyên giảm thì tác động của Covid-19 vẫn sẽ còn lâu dài, ít nhất trong một vài năm nữa. Yếu tố thị trường có thể cũng chưa trở lại, các doanh nghiệp cần phải đặc biệt lưu ý đến yếu tố này và cũng không thể chủ quan mà vẫn phải tiếp tục sử dụng các công cụ mà chúng đã phát triển tốt hơn, ví dụ như sử dụng các kênh tiếp thị trên môi trường số.

Mấu chốt trong năm 2021 cũng như thời gian xa hơn là phải nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại để kịp thời khắc phục, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa mạnh mẽ, bền vững hơn.

Một trong những giải pháp điển hình nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu năm nay được Bộ Công Thương nhắc tới là củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết; đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường nhỏ và thị trường ngách; đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, phát triển thương hiệu...

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN