Vĩnh Phúc từng bước lấy đà phục hồi tăng trưởng kinh tế

20:40 | 13/06/2023

DNTH: Năm 2023, tình hình sản xuất công nghiệp chững lại do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên các hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong 4 tháng đầu năm 2023 diễn ra khá sôi động. Nhiều thuận lợi khó khăn đan xen tạo động lực cho toàn tỉnh tập trung bứt tốc, phục hồi tăng trưởng, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Nhiều thuận lợi khó khăn đan xen 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn quý I/2023 giảm 2,47%, trong đó, riêng chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 2,85% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này do Vĩnh Phúc là địa phương có độ mở kinh tế cao gấp đôi bình quân cả nước nên chịu tác động mạnh từ kinh tế thế giới với việc lạm phát tăng cao, tiêu dùng sụt giảm mạnh, chuỗi cung ứng toàn cầu có nhiều biến động.

Sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Vĩnh Phúc có dấu hiệu chững lại
Sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Vĩnh Phúc có dấu hiệu chững lại.

Mặc dù sản xuất công nghiệp gặp khó, các hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn tỉnh trong 4 tháng đầu năm đã phục hồi sôi động.

Flamingo Đại Lải là điểm đến của nhiều du khách quốc tế
Flamingo Đại Lải là điểm đến của nhiều du khách quốc tế.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 26.417 tỷ đồng, tăng 30,5% so với cùng kỳ; lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc ước 4 tháng đầu năm đạt 3.229 triệu lượt khách, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, góp phần đưa tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.285 tỷ đồng. Tính đến ngày 15/3/2023, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 2.792,9 triệu USD, tăng 1,75% so với cùng kỳ năm 2022.

Vĩnh Phúc xúc tiến du lịch qua hình thức farmtrip.
Vĩnh Phúc xúc tiến du lịch qua hình thức farmtrip.

Cùng với đó, tỉnh đã tăng tốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đến ngày 31/3/2023, tổng số vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 đã giao chi tiết hơn 7.900 tỷ đồng, đạt 100% số vốn Trung ương giao, bằng 84,3% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao. Lũy kế khối lượng thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh trong quý I/2023 đạt hơn 1.200 tỷ đồng, bằng 15,2% so với kế hoạch vốn đã giao, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2022; cao hơn so với mức bình quân của cả nước là 10,35% và xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân cao.

Báo cáo của tỉnh cũng cho thấy, ước tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 4 tháng đầu năm đạt 10.986 tỷ đồng, bằng 33,9% dự toán. Toàn tỉnh có 492 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 9.085 tỷ đồng, tăng 14,42% về số doanh nghiệp và tăng 1,84 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Từng bước phục hồi, bứt tốc tăng trưởng

Để kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế, từng bước phục hồi đà tăng trưởng kinh tế, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kế hoạch năm 2023 đề ra, tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

Tiếp tục rà soát rà soát, nắm bắt kịp thời để tháo gỡ thực chất, hiệu quả các khó khăn, vướng mắc của từng doanh nghiệp, từng dự án đầu tư trên địa bàn, sớm đưa vào hoạt động, phát huy hiệu quả đầu tư và gia tăng năng lực sản xuất mới.

Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tỉnh, trên cơ sở tích hợp đầy đủ, kịp thời các chủ trương, định hướng đề ra trong Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các quy hoạch quốc gia, vùng, ngành, các đề án, chiến lược, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của địa phương; rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất và các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, giám sát và điều hành của chính quyền các cấp, nhất là đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành ở mỗi cấp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường hậu kiểm.

Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực và dư địa để phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan; nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa nguồn lực, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, huy động tốt nhất các nguồn lực trong xã hội để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, hỗ trợ tốt nhất doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính, tiếp cận vốn, tiếp cận đất đai và triển khai các dự án đầu tư. 

Tập trung cao cho nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn, nhất là hạ tầng giao thông, viễn thông, logistics; hạ tầng thương mại, dịch vụ gắn với đô thị hóa và hoạt động du lịch.

Mở rộng đối tượng và có thêm các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của dịch, bệnh Covid-19 trong năm 2023 như: chính sách về giảm lãi suất cho vay; chính sách miễn, giảm các loại thuế, phí; điều chỉnh, tháo gỡ các vướng mắc đối với chính sách nhà ở công nhân: bố trí quỹ đất, đối tượng mua nhà, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư…

Đồng thời hoàn thiện một số cơ chế, chính sách liên quan đến các lĩnh vực như: đất đai, giải ngân và triển khai dự án đầu tư công, vận tải, môi trường, nông nghiệp nông thôn, quản lý chợ, công nghiệp hỗ trợ, điện lực, giáo dục, an toàn thực phẩm...

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN