VN-Index tăng nhẹ hơn 2 điểm, nhà đầu tư nên làm gì?

21:53 | 11/01/2023

DNTH: Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/1, VN-Index tăng nhẹ 2,41 điểm (+0,23%) lên mức 1.055,76 điểm. Với góc nhìn trung - dài hạn, nhà đầu tư có thể tiếp tục gia tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn hiện tại để đón đầu giai đoạn mới tích lũy và bùng nổ của thịt trường.

Thị trường tăng khá tốt trong phiên giao dịch sáng nhưng càng về chiều, áp lực bán gia tăng khiến cho mức tăng bị thu hẹp đáng kể. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng nhẹ 2,41 điểm (+0,23%) lên mức 1.055,76 điểm; HNX-Index tăng 1,04 điểm (+0,49%) lên 211,67 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 500 mã tăng và 299 mã giảm. Trong nhóm VN30 (+0,44%), sắc xanh còn chiếm ưu thế hơn với 20 mã tăng và 10 mã giảm.

Theo số liệu từ Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức thấp, khối lượng giao dịch của VN-Index chỉ đạt 545 triệu đơn vị, với giá trị hơn 8,8 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 61,8 triệu đơn vị, với giá trị 901 tỷ đồng.

473617-01-02_MRNK
Nhà đầu tư chứng khoán nên cẩn trọng trước diễn biến phức tạp của thị trường. Ảnh minh họa

VN-Index xuất hiện dấu hiệu suy yếu rõ rệt trong phiên chiều trước sức ép chốt lời từ cổ phiếu VCB. Kết phiên, VCB giảm 2,5% và lấy đi của chỉ số 2,614 điểm, VNM giảm 2% lấy đi của chỉ số 0,84 điểm. Cổ phiếu NVL (+6,8%) tăng trần ngay từ đầu phiên và khớp lệnh với khối lượng lớn nhất sàn HOSE với gần 28 triệu cổ phiếu. Ngược lại, VHM (+2,1%), SAB (+2,8%) và CTG (+1,9%) là những mã ảnh hưởng tích cực nhất và đóng góp hơn 2,6 điểm cho VN-Index.

Nhóm chứng khoán giao dịch khả quan với phần lớn các mã đều tăng. Các cổ phiếu giao dịch tương đối ổn định trong phiên chiều và kết phiên với mức tăng khá như VCI (+4%), VIG (+2,1%), VND (+2,4%), SHS (+2,2%), SSI (+2,1%), MBS (+2,2%)… Ngoài ra, nhóm cổ phiếu trong ngành sản xuất hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, sản phẩm cao su cũng có diễn biến tích cực.

Ngành ngân hàng có phần hạ nhiệt trong phiêu chiều. Kết phiên, MBB chỉ còn tăng nhẹ 0,3%, VIB tăng 0,2%, TCB tăng 0,7%, NVB tăng 1,5%... LPB lùi về mức giá tham chiếu 14.450 đồng/cp, BID (-0,1%), TPB (-0,2%), HDB (-0,3%), SGB (-0,8%), STB (-1%), VPB (-1,3%) đều đảo chiều giảm nhẹ.

Khối ngoại mua ròng tổng cộng 244,78 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó CTG và FUEVFVND là hai mã được mua ròng nhiều nhất với lần lượt 47,6 tỷ đồng và 43 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VCB là mã bị bán ròng nhiều nhất với hơn 30 tỷ đồng.

Tuy nhiên thị trường sắp bước vào kỳ nghỉ tết âm lịch và thường nhà đầu tư có tâm lý giảm tỷ trọng cổ phiếu trong thời gian này nên vận động của VNINDEX trong những phiên trước tết có khả năng biến động không cao, do đó nhà đầu tư ngắn hạn không nên giải ngân với tỷ trọng cao trong giai đoạn này, cơ hội sẽ thực sự rõ ràng hơn khi thị trường quay trở lại giao dịch sau kỳ nghỉ tết.

Các chuyên gia SHS nhận định, thị trường sắp bước vào kỳ nghỉ tết âm lịch và thường nhà đầu tư có tâm lý giảm tỷ trọng cổ phiếu trong thời gian này nên vận động của VN-Index trong những phiên trước tết có khả năng biến động không cao. Do đó, nhà đầu tư ngắn hạn không nên giải ngân với tỷ trọng cao trong giai đoạn này, cơ hội sẽ thực sự rõ ràng hơn khi thị trường quay trở lại giao dịch sau kỳ nghỉ tết.

Với góc nhìn trung - dài hạn, nhà đầu tư có thể tiếp tục gia tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn hiện tại để đón đầu giai đoạn mới tích lũy và bùng nổ của thịt trường. Hướng giải ngân nên tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, các cổ phiếu dẫn đầu ngành và vẫn duy trì được tăng trưởng lợi nhuận và tiếp tục có kỳ vọng tăng trưởng trong năm tới và tận dụng các phiên thị trường điều chỉnh giảm điểm để giải ngân.

Theo các chuyên gia của VCBS, trước diễn biến tâm lý e dè của nhà đầu tư trước kỳ nghỉ Tết nguyên đán, VN-Index khả năng cao sẽ tiếp tục diễn biến sideway quanh biên độ từ 1030 – 1060. Vì vậy, các nhà đầu tư tiếp tục kiên nhẫn chưa gia tăng tỉ trọng cổ phiếu mà chờ đợi những phiên rung lắc mạnh để có thể giải ngân ở vùng giá có mức chiết khấu tốt hơn.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN