VNG được định giá gần 3 tỷ USD, cổ đông “gốc” Tencent triệt thoái vốn?
09:11 | 25/03/2019
DNTH: Theo tính toán của VietTimes, nếu cập nhật thêm tỷ lệ sở hữu của Seletar Investments sau thương vụ diễn ra vào đầu tháng 3/2019, tổng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư ngoại đã lên tới gần 48,92% (với điều kiện các nhà đầu tư khác giữ nguyên tỷ lệ sở hữu) vốn của VNG.
VNG được định giá gần 3 tỷ USD và cổ đông "gốc" Tencent triệt thoái vốn? (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
VNG được định giá gần 3 tỷ USD
Gần đây, CTCP VNG (VNG) đã có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc quỹ đầu tư Seletar Investments Pte Ltd (Seletar Investments) hoàn thành việc mua thêm 355.820 cổ phần phổ thông của VNG.
Được biết, số cổ phần mà quỹ Seletar Investments mua gom nằm trong số các cổ phiếu quỹ mà VNG nắm giữ. Sau giao dịch, Seletar Investments nắm giữ 1.740.431 cổ phần, nâng tỷ lệ sở hữu tại VNG lên mức 5,039% (tương đương 6,35% cổ phiếu có quyền biểu quyết). Thời gian giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu là ngày 4/3/2019.
Đáng chú ý, các thông tin về quỹ đầu tư này cho thấy có nhiều mối liên hệ với Temasek Holdings (tập đoàn quản lý tài sản vốn nhà nước của Chính phủ Singapore).
Tới ngày 6/3/2019, VNG đã có báo cáo giao dịch bán cổ phiếu quỹ với số lượng đúng bằng số cổ phần quỹ Seletar Investments mua vào, với mức giá lên tới 1.861.800 đồng/cổ phần.
Do đó, nhiều khả năng Seletar Investments đã thực hiện chi ra 662 tỷ đồng để gom mua số cổ phần nêu trên. Về phía VNG, công ty này vẫn còn tới hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ sau giao dịch.
Mặt khác, căn cứ theo mức giá 1.861.800 đồng/cổ phần, VNG tiếp tục củng cố vị thế “kỳ lân” trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam với mức định giá lên tới 2,79 tỷ USD.
Trước đó, tháng 12/2018, Đại hội đồng cổ đông của VNG đã chính thức thông qua kế hoạch chào bán riêng lẻ 360.000 cổ phiếu quỹ cho nhà đầu tư, với mức giá chào bán tối thiểu là 1.061.000 đồng/cổ phần.
VNG cho biết, số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được “dùng làm vốn lưu động nhằm mở rộng và phát triển thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài; góp vốn, đầu tư hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp khác có cùng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh với công ty nhằm phát triển sản phẩm và củng cố thị phần, vị trí của công ty trong ngành Internet”.
Giao dịch trên tiếp tục khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư ngoại vào chiến lược phát triển của VNG trong tương lai.
Chuyển động của "khối ngoại" tại VNG?
Theo tìm hiểu của VietTimes, Seletar Investments đã trở thành cổ đông của VNG chỉ trong khoảng thời gian một vài tháng trở lại đây.
Cụ thể, theo thay đổi đăng ký kinh doanh cấp ngày 26/12/2018, danh sách cổ đông ngoại của VNG đã giảm bớt từ 8 nhà đầu tư (4 tổ chức, 4 cá nhân) xuống 7 nhà đầu tư (5 tổ chức, 2 cá nhân). Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu có phần được cải thiện rõ nét từ mức 43,42% lên mức 47,89% vốn điều lệ của VNG.
Biến động này đến từ sự tham gia của quỹ Seletar Investments và 2 cổ đông cá nhân là Shen Hao và Thomas Loc Herron thực hiện “thoái lui”.
Thay đổi cơ cấu cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài của CTCP VNG cuối tháng 12/2018 (Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp) |
Trong đó, quỹ Seletar Investments đánh dấu sự xuất hiện của mình trong cơ cấu cổ đông VNG bằng việc nắm giữ 1.384.611 cổ phần, tương đương với tỷ lệ sở hữu là 4,01%. Các thông tin về giao dịch thâu tóm cổ phần của nhà đầu tư này (như: mức giá chuyển nhượng, thời gian giao dịch, các cổ đông tham gia) vẫn còn nhiều ẩn số.
Ở chiều hướng ngược lại, sự “thoái lui” của các cổ đông cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có nhiều điểm đáng chú ý.
Ông Shen Hao từng nắm giữ 602.474 cổ phần của VNG, chiếm tỷ lệ sở hữu 1,74%. Tại VNG, ông Shen Hao đảm nhiệm vai trò Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính và từng là Giám đốc phụ trách M&A của Tencent (một tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc) trước đó.
Trong khi đó, ông Thomas Loc Herron (từng nắm giữ 20.050 cổ phần VNG, tỷ lệ sở hữu 0,06%) đảm nhiệm vị trí Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp của VNG.
Cổ đông cá nhân Liu C Christopher cũng giảm số cổ phần VNG đang nắm giữ từ mức 16.200 cổ phiếu xuống 7.200 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ sở hữu 0,02%. Cổ đông Julie Thien Nga Lam vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu 1,43% vốn điều lệ của VNG.
Ở nhóm các nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức, tỷ lệ sở hữu cổ phần chỉ ghi nhận sự thay đổi đáng chú ý ở cổ đông Prosperous Prince EnterPrises Limited. Cụ thể, nhà đầu tư này đã gia tăng số cổ phần sở hữu từ 1.885.631 lên mức 2.676.661 cổ phần, nâng tỷ lệ sở hữu lên 7,75% vốn.
Theo tính toán của VietTimes, nếu cập nhật thêm tỷ lệ sở hữu của Seletar Investments sau thương vụ diễn ra vào đầu tháng 3/2019, tổng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư ngoại đã lên tới gần 48,92% (với điều kiện các nhà đầu tư khác giữ nguyên tỷ lệ sở hữu) vốn của VNG.
Trong trường hợp này, dù chưa vượt quá 50% theo tỷ lệ sở hữu nhưng nếu tính trên số cổ phiếu có quyền biểu quyết, số cổ phần mà các nhà đầu tư ngoại đang nắm giữ đã chiếm tới 62% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành tại VNG/.
Theo Viettimes
Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...
DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...
Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực
DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng
DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...
Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm
DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh
DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.
Giảm gánh nợ công
DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...