Vốn ưu đãi góp phần phát triển vùng phên dậu
08:42 | 12/11/2019
DNTH: Theo các cung đường đèo quanh co, khúc khuỷu đến với những huyện khó khăn, xa xôi nhất của Điện Biên như Nậm Pồ, Mường Nhé,… sẽ càng thêm cảm nhận sự trọn vẹn thiêng liêng của chủ quyền quốc gia, dân tộc. Thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, nguồn vốn tín dụng thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục được truyền tải đến tận tay bà con, cùng bà con xóa đói, giảm nghèo, bám đất, bám rừng giữ gìn từng tấc đất, phên dậu của Tổ quốc.
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng kiểm tra thông tin tín dụng chính sách tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Nỗ lực xây dựng nông thôn mới
Xã Si Pa Phìn thuộc huyện Nậm Pồ hôm nay không còn những mùa hoa anh túc, thay vào đó là những mùa vàng của lúa, ngô đạt năng suất và chất lượng cao, cùng đàn gia súc đang ngày một mở rộng mang no ấm lại gần hơn với người dân nơi đây. Ở một vùng đất địa hình phức tạp, giáp biên giới, lại thêm phong tục và nguồn lợi siêu khủng từ nhựa thuốc phiện mang lại nên việc xóa bỏ cây anh túc những năm trước không dễ dàng chút nào. Ngày đó, chính quyền huyện phải thành lập những đoàn công tác vận động bà con từ bỏ trồng cây thuốc phiện, hướng người dân sang trồng lúa nước, đưa những mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao để người dân học tập nhân rộng cùng sự trợ lực tín dụng ưu đãi từ NHCSXH.
Năm 2010 đánh dấu mốc phát triển mới trên mảnh đất này với định hướng phát triển chăn nuôi gia súc trên địa bàn. Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ kiêm Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH huyện, Hạng Nhè Ly, cho biết: NHCSXH là nguồn hỗ trợ vốn tín dụng duy nhất có mặt trên mảnh đất này hỗ trợ cho huyện giải quyết các vấn đề chính sách an sinh xã hội ngay từ khi thành lập huyện năm 2012. Mới gần đây, đã có thêm Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
Nhờ vay vốn chính sách mà nhiều hộ đồng bào ở huyện Nậm Pồ đã thay đổi hẳn cuộc sống. Như gia đình chị Mùa Thị Sánh ở thôn Nậm Chim 1, xã Si Pa Phìn. Vay 50 triệu đồng mua một cặp trâu sinh sản hồi đầu năm 2016, sau hơn hai năm, đàn trâu nhà chị đã có bốn con, chị vừa bán một con được 30 triệu mua chiếc máy cày và trả nợ ngân hàng. “Với số nợ còn lại 32 triệu đồng, chỉ cần bán một con là đủ trả nốt nợ, vẫn lãi được hai con, điều đó cho thấy hiệu quả của nguồn vốn chính sách xã hội” - Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng chia sẻ kinh nghiệm vốn cùng bà con khi ông cùng Đoàn công tác của Ngân hàng tới làm việc trực tiếp với hộ vay.
Đến nay, cả xã Si Pa Phìn có 1.089 hộ, thì có đến 987 hộ đang vay vốn của NHCSXH với dư nợ 42,7 tỷ đồng. Nhìn lại năm năm, 2015 đến 2019, doanh số cho vay hơn 50,6 tỷ đồng với 1.497 số lượt hộ được vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, ổn định nâng cao chất lượng cuộc sống, Chủ tịch UBND xã Si Pa Phìn, Mùa A Hòa phấn khởi cho biết: Hiệu quả vốn vay ngày càng được nâng lên góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn xã. Với hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số phân bố tại 16 bản, xã hiện không chỉ không có hộ đói mà tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 58,68%; tỷ lệ hộ cận nghèo 12,58%... Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần đưa Si Pa Phìn trở thành một trong những điểm sáng của huyện về xây dựng nông thôn mới.
Nguồn vốn tín dụng chính sách càng thêm quý khi Nậm Pồ là huyện khó khăn nhất trong tỉnh Điện Biên với gần 98% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào Mông chiếm tỷ lệ cao nhất 69,18; tám trong tổng số 15 xã biên giới giáp với nước bạn Lào. Chỉ nhìn doanh số cho vay từ năm 2015 đến hết tháng 10-2019 là 362 tỷ đồng của NHCSXH đã tạo điều kiện cho hơn 12,7 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn được vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần nâng mức thu nhập bình quân năm của người dân so với năm 2015 từ 7,73 triệu đồng/người/năm lên 11,9 triệu đồng/người/năm. Đồng thời, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 72,09% đến cuối năm 2018 xuống còn 60,12%. Huyện từ chỗ chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay đã có một xã đạt chuẩn nông thôn mới và về đích sớm trước hai năm.
Giải bài toán giảm nghèo bền vững
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Lê Văn Quý cho biết, trên địa bàn hiện đang triển khai 19 chương trình tín dụng chính sách xã hội với dư nợ hơn 2.846 tỷ đồng, hỗ trợ cho 78.160 khách hàng (chiếm 61,2% số hộ dân trên địa bàn), bình quân 36,4 triệu đồng/hộ gia đình. Đặc biệt từ giai đoạn 2014 với bảy chương trình tín dụng mới được triển khai trên địa bàn như cho vay vốn để hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề và đi xuất khẩu lao động cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; thí điểm cho vay đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV/ADIS, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương;… đã đưa nguồn vốn tín dụng đến với hơn 122 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH với doanh số cho vay 3.834 tỷ đồng, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm từ 3% đến 4%.
“Những con số đó cho thấy, tín dụng chính sách xã hội là một nguồn vốn quan trọng đóng góp vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên. Đây cũng là nguồn vốn góp phần ngăn chặn tín dụng đen đến người nghèo và đối tượng yếu thế, duy trì trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh và biên giới chủ quyền quốc gia được giữ vững, niềm tin của nhân dân các dân tộc đối với chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta ngày càng được củng cố và nâng cao” - Phó Chủ tịch tỉnh Lê Văn Quý nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bài toán giảm nghèo bền vững vẫn còn là một thách thức lớn với Điện Biên khi kinh tế tỉnh vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, tại các vùng sâu, vùng xa sản xuất một vụ trong năm, điều kiện tiêu thụ sản phẩm hạn chế. Toàn tỉnh hiện có hơn 127 nghìn hộ, trong đó hộ nghèo chiếm tỷ lệ 37,08%, hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 9,78%. Mong muốn Chính phủ và NHCSXH có nhiều nguồn vốn hơn hỗ trợ người dân Điện Biên vượt khó, Phó Chủ tịch tỉnh Lê Văn Quý cũng cho biết, Tỉnh ủy cũng đã ra Chỉ thị về việc UBND cấp tỉnh, cấp huyện hằng năm chuyển sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay khoảng 1% tổng thu ngân sách trên địa bàn.
Về phía NHCSXH, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng nhấn mạnh đến việc các cấp chính quyền và tổ chức hội, đoàn thể cần rà soát lại đối tượng vay và nhu cầu vay. Bởi qua thực tế tại một số xã của tỉnh Điện Biên, các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện đều đã tiếp cận vốn vay. Do đó, để có thể tăng dư nợ, việc xác định được nhu cầu vay cũng như đối tượng vay chính xác sẽ là cơ sở để NHCSXH cung ứng thêm vốn để tăng mức vay cho các hộ dân, giúp họ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, rút ngắn thời gian thoát nghèo, đặc biệt trên địa bàn diện tích rộng có điều kiện phát triển cây ăn trái, dược liệu và chăn nuôi gia súc.
Theo BÀI VÀ ẢNH: VIỆT HẢI - VIỆT PHONG/Báo ND
Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương
DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...
Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD
DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số
DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc
DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế
DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.
Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh
DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...