Vốn FDI giải ngân tăng trở lại

15:39 | 29/06/2023

DNTH: Tuy vốn tổng vốn FDI vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 có xu hướng giảm (đạt 13,43 tỷ USD), nhưng vốn giải ngân đã tăng trở lại sau khi giảm liên tục trong 5 tháng đầu năm, đạt hơn 10 tỷ USD.

uqw-1-16880098910601946377265
Các dự án đầu tư mới tập trung Hà Nội, TPHCM, Bắc Giang, Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đồng Nai

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, ước tính 6 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3%, nhưng mức giảm đã thấp hơn so với các tháng trước. 5 tháng mức giảm là 7,3%.

Đây là dấu hiệu cho thấy các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những tháng qua đã phần nào hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Trong tổng vốn đăng ký, có 1.293 dự án mới được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 71,9% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký đạt hơn 6,49 tỷ USD (tăng 31,3% so với cùng kỳ).

Cùng với đó, có 632 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 29,8% so với cùng kỳ), với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 2,93 tỷ USD.

Ngoài ra, còn có 1.594 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 4 tỷ USD, tuy giảm 6,6% về số lượng nhưng tăng 76,8% về vốn so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư mới tiếp tục tăng mạnh hơn so với mức tăng trong 5 tháng đầu năm. Nếu như 6 tháng, vốn đầu tư mới tăng 31,3% so với cùng kỳ, thì 5 tháng mức tăng chỉ là 27,8% và 4 tháng, mức tăng là 11,1%.

Cùng với đó, số lượng dự án đầu tư mới tiếp tục tăng nhẹ so với 5 tháng và tăng mạnh so với cùng kỳ. Việc tốc độ tăng số dự án mới lớn hơn tốc độ tăng tổng vốn đầu tư cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam, nên đã đưa ra các quyết định đầu tư mới.

Các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…), như Hà Nội, TPHCM, Bắc Giang, Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đồng Nai.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhận định, số lượt dự án điều chỉnh vốn tăng mạnh hơn (tăng 29,8% so với cùng kỳ) thay vì tăng 22,8% trong 5 tháng, 19,5% trong 4 tháng, 2,6% trong 3 tháng và giảm 6,3% trong 2 tháng đầu năm. Điều này khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam, do vậy, họ tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu.

Xét về vốn, vốn đầu tư điều chỉnh giảm so với cùng kỳ do trong 6 tháng qua không có nhiều các dự án điều chỉnh vốn lớn. Tuy nhiên, mức giảm đã được cải thiện hơn so với các tháng đầu năm.

Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD

Về đối tác, các nhà đầu tư đến từ châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỉ trọng lớn (Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc)). Riêng 6 đối tác này đã chiếm tới 76,1% tổng vốn đầu tư của cả nước trong 6 tháng.

Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, chiếm hơn 22,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng thứ hai với gần 2,21 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ.

Trong khi đó, Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,95 tỷ USD, chiếm 14,5% tổng vốn đầu tư, tăng 53,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc)...

Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 18%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 26,4%) và góp vốn, mua cổ phần (chiếm 28,9%).

6 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 8,46 tỷ USD, chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành hoạt động tài chính-ngân hàng đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư hơn 1,53 tỷ USD, chiếm hơn 11,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các ngành kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 1,53 tỷ USD và hơn 630,6 triệu USD.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN