VSSA viết "tâm thư" kêu cứu, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói gì?

21:14 | 09/09/2019

DNTH: Theo ông Trần Tuấn Anh, các nước ASEAN đã chấp nhận cho Việt Nam hoãn thực thi cam kết xoá bỏ hạn ngạch thuế quan với mặt hàng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN đến hết ngày 31/12/2019. Tuy nhiên, các nước ASEAN cũng cảnh báo, nếu Việt Nam không nghiêm túc tuân thủ cam kết đúng thời hạn sẽ phải chịu các biện pháp trả đũa.

Mới đây, ông Lê Hồng Thái, Quyền Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), đã gửi công văn số 108/CV-HHMĐ tới bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề nghị tiếp tục hoãn thời hạn thực thi Hiệp định ATIGA nhằm giải quyết những khó khăn cho ngành mía đường trong nước.

Theo VSSA, niên vụ 2018/2019 là năm thứ 3 liên tiếp giá đường mía trong nước giảm mạnh, niên vụ 2015-2016, có 17/30 nhà máy đường trên cả nước thua lỗ nghiêm trọng. Hiện trạng sản xuất, kinh doanh của các DN giảm sút, thua lỗ trầm trọng, người nông dân trồng mía khốn khó.

Bên cạnh đó tình trạng đường nhập lậu ngày càng tràn lan khó kiểm soát, nhiều doanh nghiệp dùng các “chiêu” như tạm nhập nhưng không tái xuất, nhập đường thô về tinh luyện để tiêu thụ nội địa mà không xuất khẩu khiến thị trường đường trong nước bị ảnh hưởng lớn.

vssa viet "tam thu" keu cuu, bo truong tran tuan anh noi gi? hinh anh 1

Đề nghị lùi thời hạn thực thi hiệp định ATIGA của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) gặp khó.

Với các khó khăn trên, sức ép đối với với ngành đường Việt Nam sẽ nặng thêm khi có “quả tạ” ATIGA bởi đường nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa nhiều hơn với giá rất rẻ do không phải chịu thuế. 

Trước những bất cập được ngành mía đường trong nước phản ánh trong thời gian qua, bên lề hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 51 (AEM 51) và các hội nghị liên quan tại Bangkok, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam đã kiên trì thuyết phục ASEAN kéo dài thời gian thực thi ATIGA nhằm “gỡ” khó cho ngành đường.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc thực hiện các cam kết trong ASEAN đã góp phần tạo chuyển biến trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật lệ và thủ tục trong nước giúp Việt Nam nâng cao năng lực thể chế và tạo ra môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, cũng có ngành gặp phải khó khăn nhất định cần phải đàm phán để có thêm thời gian khắc phục. Đối với ngành mía đường, các nước ASEAN đã linh hoạt kéo dài thời hạn thực thi hiệp định thêm 2 năm, từ 01/01/2018 đến 01/01/2020, việc tiếp tục lùi thời hạn ATIGA không phải việc đơn giản.

“Theo Hiệp định Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) có hiệu lực từ năm 1996 và được kế tục bằng Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ năm 2010, Việt Nam đã xoá bỏ thuế quan với 98% số dòng thuế hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN từ ngày 01/1/2018. 

Cũng theo cam kết trong Hiệp định ATIGA, lẽ ra Việt Nam phải xoá bỏ hạn ngạch thuế quan với mặt hàng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN từ ngày 1/1/2018, tuy nhiên, do tình hình khó khăn của người nông dân trồng mía và ngành đường trong nước, Việt Nam đã kiên trì thuyết phục các nước ASEAN cho phép Việt Nam trì hoãn việc xoá bỏ hạn ngạch thuế quan với mặt hàng đường thêm 2 năm để có thêm thời gian khắc phục khó khăn, chuẩn bị tốt hơn cho quá trình hội nhập.” bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Sau đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp (AEM Retreat) ngày 23/04/2019, các nước ASEAN đã cho Việt Nam hoãn thực thi cam kết xoá bỏ hạn ngạch thuế quan với mặt hàng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN đến hết ngày 31/12/2019.

“Tuy nhiên, các nước ASEAN cũng nhấn mạnh đề nghị Việt Nam nghiêm túc thực hiện cam kết kể từ ngày 1/1/2020 vì các nước đã dành linh hoạt hết mức cho Việt Nam trong khi tất cả các nước ASEAN khác đã thực hiện cam kết xoá bỏ hạn ngạch thuế quan với đường.

Kể cả Indonexia và Philippin là 2 nước có bảo lưu tự do hoá mặt hàng đường cũng đã thực hiện tự do hóa từ năm 2015. Các nước ASEAN cũng lưu ý nếu Việt Nam không thực hiện cam kết đúng thời hạn trên thì các nước có thể xem xét biện pháp trả đũa.” Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định. 

Về vấn đề này, ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng Bộ Công Thương thông tin thêm, việc trì hoãn thực thi cam kết ATIGA đối với mặt hàng đường đến 01/012020 là một việc làm chưa có tiền lệ của Việt Nam trong thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế. 

Điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, Bộ Công Thương đối với ngành mía đường. Cũng theo thông tin từ bộ Công Thương, việc xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ ASEAN theo cam kết ATIGA là "không thể trì hoãn được nữa". 

Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia, nếu chưa giải quyết được những vấn đề căn cơ như chống buôn lậu, gian lận thương mại,… thì việc gia hạn thực thi hiệp định ATIGA chưa chắc đã giúp ngành mía đường vượt qua khó khăn hiện nay.

vssa viet "tam thu" keu cuu, bo truong tran tuan anh noi gi? hinh anh 2

Ông Nguyễn Văn Lộc - Quyền Tổng thư ký VSSA

Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 5, đại diện VSSA cho biết, sự chuẩn bị của toàn ngành mía đường cho mốc thời điểm ngày 1/1/2020 xoá bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường chưa đủ độ “chín”. 

Đặc biệt, theo phân tích của ông Nguyễn Văn Lộc - Quyền Tổng thư ký VSSA, thì hiện nay, ngành mía đường Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh lớn, thiếu công bằng từ chính ngành đường Thái Lan. Không chỉ ảnh hưởng bởi lượng lớn đường lậu từ Thái Lan đang tuồn vào Việt Nam với giá rất rẻ, mà xét ở tầm vĩ mô, chính sách hỗ trợ, bảo trợ của Chính phủ Thái Lan cho nông dân trồng mía nước này luôn tốt hơn nhiều so với Việt Nam, do đó ngành đường Thái Lan có nhiều lợi thế lớn mà Việt Nam không có.

Ở góc độ nghiên cứu, ông Nguyễn Văn Lộc cho rằng, ngay tại Điều khoản số 23, Hiệp định ATIGA cũng quy định “Trong những hoàn cảnh đặc biệt ngoài quy định trong Điều 86 (Tự vệ), Điều 10 (BOP), và Điều 24 (Xử lý Nghị định thư về Gạo và Đường) khi một Quốc gia Thành viên gặp phải những khó khăn không lường trước khi thực hiện các cam kết thuế, Quốc gia Thành viên đó có thể yêu cầu tạm thời sửa đổi hoặc ngừng cam kết trong lộ trình cam kết trong Điều 19 (Cắt giảm hoặc Loại bỏ Thuế quan)”.

Như vậy, có thể nói, trong bối cảnh ngành mía đường Việt Nam đang "gặp những khó khăn không lường trước được" về khí hậu thời tiết, về sự cạnh tranh thiếu công bằng trong chính sách so với các nước, đặc biệt là Thái Lan... như hiện nay thì Việt Nam hoàn toàn có thể vận dụng chính điều khoản số 23 để yêu cầu tạm thời sửa đổi hoặc ngừng thực hiện cam kết ATIGA.

 

 

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?

Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.

Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?

Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...

Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.

Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?

Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.

Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?

Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...

Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn

Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.

XEM THÊM TIN