World Bank: Tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng giảm trong 2019
17:16 | 19/01/2019
DNTH: Tăng trưởng toàn cầu trì trệ do các hoạt động thương mại và sản xuất phục hồi kém.
GDP thực tế qua các năm theo khu vực từ năm 2016 - 2021 (Ảnh: World Bank)
Bất chấp các cuộc đàm phán, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn vẫn gia tăng. Những căng thẳng này và lo ngại về sự sụt giảm trong tăng trưởng tác động đến tâm lý nhà đầu tư, đẩy giá cổ phiếu toàn cầu xuống thấp.
Giá cổ phiếu toàn cầu và các thị trường mới nổi trong năm 2017 - 2018. Ảnh: World Bank.
Chi phí đi vay cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển tăng lên, một phần là do các ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế phát triển tiếp tục thắt chặt các chính sách. Đồng USD mạnh, các biến động thị trường tăng cao, phí bảo hiểm rủi ro là nguyên nhân khiến vốn chảy ra nước ngoài và gia tăng áp lực tiền tệ ở các thị trường mới nổi và các quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng tài chính.
Giá năng lượng biến động rõ rệt, chủ yếu là do nguồn cung. Mức giảm mạnh nhất ghi nhận vào cuối năm 2018. Giá cả hàng hóa khác, đặc biệt là kim loại, có sự giảm sút rõ rệt, gây nên những khó khăn cho các nhà xuất khẩu.
Tỷ lệ sản xuất công nghiệp và đơn hàng xuất khẩu mới từ năm 2017 - 2018. Ảnh: World Bank.
Ở các nước thu nhập thấp, tăng trưởng tăng lên nhờ các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu kim loại đang gặp khó khăn do giá kim loại giảm sút. Các ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi đã thắt chặt chính sách nhằm đối mặt với áp lực tiền tệ và lạm phát.
Tăng trưởng toàn cầu được dự báo giảm xuống mức 2,9% vào năm 2019, 2,8% từ năm 2020 – 2021, so với mức 3% trong năm 2018. Kinh tế trì trệ, chính sách nới lỏng ở các nền kinh tế phát triển bị loại trừ, thương mại toàn cầu sụt giảm là những nguyên nhân chính dẫn đến mức giảm này.
Tỷ lệ tăng trưởng theo từng đối tượng từ năm 2010 đến năm 2021. Ảnh: World Bank.
Việc các hoạt động kinh tế vẫn trì trệ sang năm 2020 – 2021 có thể nghiêm trọng hơn các rủi ro giảm giá.
Tăng trưởng ở Mỹ tiếp tục giữ ở mức ổn định nhờ các hoạt động kích thích tài khóa gần đây. Tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển giảm dần, xuống còn 1,5% vào cuối năm 2019.
Thương mại toàn cầu sụt giảm và các điều kiện tài chính cứng rắn hơn đặt ra những thách thức lớn cho các hoạt động kinh tế ở các thị trường mới nổi. Tăng trưởng ở các nước này chững lại ở mức 4,2% trong năm 2019. Điều này phần nào phản ánh những ảnh hưởng từ các căng thẳng tài chính ở một số nền kinh tế như Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ. Giai đoạn 2020 – 2021, tăng trưởng ở các thị trường mới nổi đạt mức 4,6% khi mức phục hồi ở các nước xuất khẩu hàng hóa ổn định.
Tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi từ năm 2015 - 2021. Ảnh: World Bank.
Tuy nhiên, tăng trưởng bình quân đầu người ở khu vực này vẫn còn thấp, đặc biệt là ở những nước xuất khẩu hàng hóa.
Tăng trưởng GDP trên đầu người ở các nền kinh tế mới nổi từ năm 2017 - 2021. Ảnh: World Bank.
Châu Anh/ Theo The World Bank

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...