WTO cảnh báo giá lương thực tăng vọt do “khủng hoảng Ukraine”

15:22 | 28/02/2022

DNTH: Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo - Iweala đã cảnh báo về những tác động kinh tế từ cuộc chiến tại Ukraine – quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn trên thế giới.

Giám đốc WTO cảnh báo giá lương thực tăng trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine
Giám đốc WTO cảnh báo giá lương thực tăng trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine

Tại một sự kiện trực tuyến với Tổng Giám đốc IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) Kristalina , bà Ngozi cho biết: “Sẽ có một tác động lớn đối với giá lúa mì và giá bánh mì đối với người dân”. Bà Ngozi nhấn mạnh Ukraine là một trong những nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới và khả năng lạm phát gia tăng trong bối cảnh giá năng lượng và lúa mì đồng loạt tăng.

Còn bà Georgieva nhắc lại những cảnh báo trước đây về cuộc khủng hoảng kinh tế đáng lo ngại từ cuộc xung đột đối với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19, không chỉ riêng với Ukraine.

Trước đó, trong phiên 24/2, giá dầu toàn cầu đã tăng vượt mức 105 USD/thùng, chạm mức cao nhất kể từ năm 2014. Giá lúa mỳ cũng đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2021.

Hoa Kỳ và châu Âu đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, nhắm vào lĩnh vực tài chính, nhưng chủ yếu bỏ qua lĩnh vực dầu mỏ và nông nghiệp hiện nay nhằm giảm thiểu tác động đối với người dân.

Các biện pháp trừng phạt đã gây thêm tác động kinh tế cho cuộc khủng hoảng Ukraina thông qua việc tăng giá năng lượng cũng như ngũ cốc, khiến mối lo ngại về lạm phát ngày càng tăng.

Bà Georgieva nhận định: "Cuộc xung đột sẽ khiến cho nền kinh tế toàn cầu bất ổn, làm suy yếu niềm tin vào các thị trường mới nổi khác.... Chúng tôi thấy dòng tiền chảy ra từ các thị trường mới nổi, trong khi đó chúng tôi cần điều ngược lại".

Căng thẳng Nga - Ukraine tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng có tác động ngay tới một số nhóm ngành do giá dầu và thực phẩm tăng cao.

Trong đó, hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến Nga - Ukraine là ngành dầu khí (+13,3%) khi giá dầu thế giới đã có thời điểm chạm mốc 100 USD/thùng.

Nga là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới, do đó sự gián đoạn trong các chuyến dầu từ Nga tới các đường ống ở Châu Âu sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung năng lượng toàn cầu. Những biện pháp sẽ chỉ là tạm thời, và khó có thể duy trì trong thời gian dài. Do đó, giá dầu sẽ khó có thể điều chỉnh giảm, và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới, từ đó thúc đẩy hoạt động khôi phục sản xuất dầu, như vậy những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, sản xuất dầu khí sẽ được hưởng lợi.

Tương tự, nhóm phân bón (+8,5%) cũng được “hưởng ké” từ sự kiện này. Nguyên nhân xuất phát từ động thái cấm xuất khẩu Amoni nitrat của Nga có thể đẩy giá phân đạm trên toàn cầu tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa, trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng và chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao càng khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng thêm.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN