Xem xét khả năng tiếp tục gia hạn ưu đãi thuế sản xuất, lắp ráp ô tô

10:26 | 01/07/2021

DNTH: Tỉnh ủy Hải Dương vừa mới đây có đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất ô tô, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể việc thực hiện Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô (Chương trình ưu đãi thuế).

z2586040798768_e46bd7eff32fe6eaa08f7b1cce99cca6
Gỡ 2 điểm nghẽn để ngành công nghiệp ô tô phát triển bền vữngÔ tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam uu đãi thuế, phí cho ô tô điện: cần sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật.

Theo Tỉnh ủy Hải Dương, ngành công nghiệp ô tô luôn là ngành mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP của các nước lớn trên thế giới. Tại Việt Nam, ngành ô tô cũng chiếm tới 3% GDP cả nước. Hiện nay Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện cho sản xuất lắp ráp là một trong những ưu đãi đặc biệt và quan trọng nhất cho các Nhà sản xuất ô tô. Trong bối cảnh Việt Nam đang dần mở cửa thị trường cho xe nhập khẩu nguyên chiếc từ nhiều quốc gia trên thế giới theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, việc tiếp tục gia hạn Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô là cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh với xe nhập khẩu nguyên chiếc.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp ô tô đưa ra được phương án kinh doanh và lộ trình ra mắt sản phẩm, Chính phủ cần xem xét ban hành chính sách (nên có tối thiểu 1 năm trước khi có hiệu lực). Việc ban hành những chính sách có tác động lớn có hiệu lực ngay sẽ gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc định hướng kinh doanh.

Xem xét khả năng tiếp tục gia hạn ưu đãi thuế sản xuất, lắp ráp ô tô - Ảnh 1.
Tỉnh ủy Hải Dương có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất ô tô (Ảnh minh hoạ).

Xét đề nghị của Tỉnh ủy Hải Dương, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể việc thực hiện Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô (Chương trình ưu đãi thuế) quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 57/2020/NĐ - CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ - CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ - CP trong giai đoạn qua; nghiên cứu, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, trong đó bao gồm cả việc xem xét khả năng tiếp tục gia hạn Chương trình ưu đãi thuế cho giai đoạn tiếp theo (sau năm 2022), báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, trước bối cảnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với mặt hàng ô tô giảm xuống 0% từ ngày 1/1/2018, nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước, tại Nghị định số 125/2017/NĐ - CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 122/2016/NĐ - CP của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đã bổ sung Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô, thực hiện từ ngày 16/11/2017 đến ngày 31/12/2022.

Để tiếp tục thúc đẩy ngành ô tô phát triển phù hợp với bối cảnh mới, ngày 25/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ - CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ - CP và Nghị định số 125/2017/NĐ - CP của Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô nói trên để phù hợp với thực trạng ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong bối cảnh của đại dịch Covid - 19 và phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, có tính đến các yếu tố dự báo trong tương lai.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN