Xuất khẩu cà phê gặp bất lợi do tình hình thời tiết: Kỳ vọng "đòn bẩy" bứt phá cuối năm

10:52 | 13/08/2024

DNTH: Dự báo niên vụ 2023/2024, sản lượng cà phê của Việt Nam ước đạt 1,47 triệu tấn - mức thấp nhất trong 4 năm, giảm 20% so với niên vụ 2022/2023.

Lo ngại tình hình thời tiết ảnh hưởng đến cà phê

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), sau ba tuần giảm liên tiếp, giá hai mặt hàng cà phê tuần qua ghi nhận mức tăng lần lượt 0,3% với Arabica, lên 5.076,14 USD/tấn và 1,81% với Robusta, len 4.162 USD/tấn. Lo ngại sương giá xảy ra tại Brazil cùng biến động tỷ giá USD/BRL là hai nguyên nhân chính tạo ra những đợt biến động mạnh trên biểu đồ giá cà phê trong tuần qua.

Đáng chú ý ngay phiên đầu tuần, giá hai mặt hàng cà phê tăng mạnh khi Viện Khí tượng Quốc gia Brazil (Inmet) công bố khối không khí lạnh dự kiến sẽ tràn vào các vùng trồng cà phê của Brazil, nhiệt độ sẽ giảm trong khoảng hai ngày (10 - 11/8). Điều này làm dấy lên lo ngại sương giá sẽ xảy ra.

Đặc biệt ở thời điểm hiện nay, sương giá không ảnh hưởng quá lớn lên nguồn cung cà phê vụ 2024-2025 khi nông dân đã thu hoạch khoảng 90% sản lượng dự kiến. Tuy vậy, nguồn cung cà phê những vụ tiếp theo khả năng cao sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do nguy cơ cây cà phê chết lạnh do tác động từ sương giá.

Điều đáng nói trong tuần qua, chênh lệch giữa đồng USD và đồng Real của Brazil đã thu hẹp 3,86%, về mức thấp nhất trong gần một tháng. Chênh lệch tỷ giá làm gia tăng tâm lý hạn chế bán cà phê của nông dân Brazil do thu về ít ngoại tệ hơn, đặc biệt trong bối cảnh triển vọng nguồn cung cà phê tại quốc gia này đã giảm bớt tích cực.

Về tình hình cà phê trên thế giới, tổ chức Cà phê Quốc tế ICO dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu niên vụ 2023/2024 thấp hơn 5,83% so với vụ trước. Mức tiêu thụ toàn cầu cho niên vụ 2023/2024 đạt 177 triệu bao (bao 60kg), tăng 2,25% so với niên vụ 2022/23.

Theo ICO, có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu cà phê Robusta lên tới 35 triệu bao vào năm 2040 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu thụ tăng. Đến năm 2050, có khả năng một nửa diện tích trồng cà phê arabica sẽ không còn thích hợp, gây áp lực lên giá cà phê toàn cầu.

Trước biến đổi của thời tiết và thị trường dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của Brazil xuống còn 65,9 triệu bao loại 60 kg, thấp hơn 1,7% so với dự báo trước đó. Nguyên nhân cắt giảm sản lượng chủ yếu do sự sụt giảm sản lượng Robusta. Sản lượng cà phê Robusta dạng hạt hiện ước tính đạt 21,2 triệu bao, thấp hơn 6,8% so với dự báo trước, theo hãng tư vấn StoneX.

Dự báo ngắn hạn đến cuối tuần, lo ngại sương giá tại Brazil lắng dịu cộng với số liệu xuất khẩu cà phê trong tháng 7 của Việt Nam bất ngờ tăng 9,7% so với tháng trước và cao hơn ước tính 70.000 tấn của Tổng cục Thống kê đã khiến giá sụt sâu và giảm đà tăng cả tuần.

Về tình hình cà phê trong nước, dự báo niên vụ 2023/2024, sản lượng cà phê của Việt Nam ước đạt 1,47 triệu tấn - mức thấp nhất trong 4 năm, giảm 20% so với niên vụ 2022/2023 (số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn). Sản lượng cà phê niên vụ 2024/2025 nhiều khả năng sẽ vẫn giảm do yếu tố thời tiết không thuận lợi.

Xuất khẩu cà phê gặp bất lợi do tình hình thời tiết: Kỳ vọng "đòn bẩy" bứt phá cuối năm- Ảnh 1.

Mặc dù sản lượng cà phê giảm nhưng ngành hàng cà phê Việt Nam được hưởng lợi về giá. Ảnh minh họa.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong các tháng còn lại của quý III sẽ giảm do nguồn cung thấp. Đến tháng 10, khi vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2024 - 2025 bắt đầu, nguồn cung cà phê mới tăng trở lại. Theo ước tính, 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 964 nghìn tấn, trị giá gần 3,54 tỷ USD, giảm 13,8% về lượng, nhưng tăng 30,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong các tháng còn lại của quý III sẽ giảm do nguồn cung thấp. Đến tháng 10, khi vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2024 - 2025 bắt đầu, nguồn cung cà phê mới tăng trở lại. Theo ước tính, 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 964 nghìn tấn, trị giá gần 3,54 tỷ USD, giảm 13,8% về lượng, nhưng tăng 30,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Gần đây EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024, chiếm gần 40% thị phần xuất khẩu với khối lượng đạt 353.468 tấn và kim ngạch hơn 1,2 tỷ USD. Mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước nhưng kim ngạch tăng 40,7%.

Việt Nam hiện đã vượt qua nhiều nước sản xuất hàng đầu khác như Ấn Độ, Thụy Sỹ, Brazil… để trở thành nhà cung cấp cà phê chế biến (cà phê hòa tan, hỗn hợp cà phê) hàng đầu vào EU chỉ sau thị trường Anh.

Nổi bật, kim ngạch xuất khẩu cà phê hoà tan và các chiết suất từ cà phê của Việt Nam vào EU trong 5 tháng đầu năm đã tăng đến 86% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 64,5 triệu EUR. Gấp đôi so với mức tăng trưởng 40% đạt 1 tỷ EUR của nhóm cà phê nhân, thông tin trên VTV.

Cà phê nhân hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 94% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU so với mức 6% của cà phê hoà tan và các chiết suất từ cà phê.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết, năm 2023, nhập khẩu cà phê của EU từ thị trường thế giới giảm 10% do nền kinh tế suy thoái, lạm phát duy trì ở mức cao khiến người dân thắt chặt chi tiêu. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phục hồi, nhu cầu tiêu thụ cà phê của người dân châu Âu sẽ tăng trở lại.

Đáng chú ý, niên vụ 2023-2024, sản lượng cà phê của Việt Nam ước đạt 1,47 triệu tấn - mức thấp nhất trong 4 năm, giảm 20% so với niên vụ 2022-2023 theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 nhiều khả năng sẽ vẫn giảm do yếu tố thời tiết không thuận lợi.

Như vậy, nếu không tính lượng hàng tồn kho của năm trước chuyển sang, Việt Nam sẽ chỉ còn khoảng 200.000 tấn để xuất khẩu từ nay đến tháng 9. Dù vậy, ngành hàng cà phê Việt Nam sẽ được hưởng lợi về giá do giá cà phê Robusta toàn cầu sẽ biến động theo xu hướng tăng mạnh và kéo dài do lo ngại nguồn cung khan hiếm từ Việt Nam.

Tuy hưởng lợi về giá, nhưng ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức và thay đổi đáng kể trong bối cảnh thị trường nhiều biến động và áp lực môi trường tăng cao. Cụ thể, thị trường cà phê Việt Nam phải đối mặt với 2 thách thức chính trong năm nay: Sản lượng giảm và giá tăng. Giá tăng do nhu cầu cả trong và ngoài nước đều tăng cao, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á. Sản xuất cà phê Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài và nhiệt độ tăng cao, khiến năng suất giảm và chất lượng cây trồng bị ảnh hưởng.

Theo Bloomberg, giá cà phê Robusta toàn cầu sẽ biến động theo xu hướng tăng mạnh và kéo dài do lo ngại nguồn cung khan hiếm từ Việt Nam. Theo nhận định thị trường, giá cà phê sẽ vẫn tăng cho đến giữa năm 2025 do tình trạng thiếu hụt nguồn cung từ những vùng trồng chính. Theo Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu cà phê Robusta lên tới 35 triệu bao (60kg/bao) vào năm 2040.

Thời gian qua, ngành cà phê Việt Nam là trụ cột quan trọng của thị trường cà phê toàn cầu và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc gia, tuy nhiên, ngành cà phê đang phải đối mặt với những thách thức và thay đổi đáng kể trong bối cảnh thị trường nhiều biến động và áp lực môi trường tăng cao.

Dự báo, xuất khẩu cà phê sẽ thu về trên 5-6 tỷ USD

Hiện cà phê Việt Nam có mặt ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ và Việt Nam vẫn đang là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cà phê chắc chắn sẽ vượt trên 5 tỷ USD, thậm chí có thể lên tới 6 tỷ USD - mức cao nhất trong lịch sử.

Theo Người đưa tin

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/xuat-khau-ca-phe-gap-bat-loi-do-tinh-hinh-thoi-tiet-ky-vong-don-bay-but-pha-cuoi-nam-204240808161633998.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN