Xuất khẩu dệt may Việt Nam vào top 3 thế giới

16:12 | 26/12/2018

DNTH: Năm 2018 xuất khẩu toàn ngành dệt may đã vượt qua con số 36 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm ngoái. Theo lãnh đạo Vinatex, không chỉ về số lượng mà chất lượng tăng trưởng cũng thay đổi rõ nét.

Lọt top 3 thế giới

Tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 26/12, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, điểm khác biệt lớn nhất về xuất khẩu dệt may năm nay chính là giá trị tuyệt đối tăng thêm 5 tỷ USD so với năm ngoái.

Bởi lẽ những năm "hoàng kim" như 2007-2008 mức tăng của ngành này đạt 34% nhưng thực tế về giá trị tuyệt đối cũng chỉ đạt hơn 2 tỷ USD, trong khi những năm gần đây, mức tăng 10% thì trung bình cũng chỉ tăng từ 2,5-3 tỷ USD về kim ngạch.

xuat khau det may viet nam vao top 3 the gioi

"Do vậy, về con số tuyệt đối năm nay rất đặc biệt, đó là tăng được 5 tỷ USD và bằng 100% kim ngạch xuất khẩu của năm 2007, đây là điểm nổi bật nhất của xuất khẩu dệt may 2018," ông Lê Tiến Trường nói.

Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2018 đã vượt qua Bangladesh, vươn lên đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, thậm chí đang theo rất sát Ấn Độ.

Có được kết quả nổi bật này phải đặt trong một loạt các bối cảnh như lợi thế về giảm thuế quan cho dệt may thời gian vừa qua không có, thậm chí tổng cầu chung năm 2018 về mặt hàng này cũng không thay đổi nhiều.

Trong khi đó, xét về lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước khác, đơn cử về tỷ giá thì hàng hóa Việt Nam đắt hơn của Trung Quốc khoảng 6% và đắt hơn khoảng 12% so với từ Ấn Độ. Chưa kể cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã có những ảnh hưởng nhất định về tiêu thụ mặt hàng này cộng với việc điều chỉnh lãi suất tại các quốc gia nhập khẩu đã tác động không nhỏ đến xuất khẩu dệt may.

Chính vì vậy, theo lãnh đạo Vinatex, yếu tố đột biến về xuất khẩu dệt may trong năm 2018 đó chính là sự dịch chuyển của khu vực sản xuất cực lớn của thế giới là Trung Quốc sang Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài cũng đã nhìn thấy cơ hội khi đầu tư vào dệt may Việt Nam thay vì các nước khác như Bangladesh hay Ấn Độ...

Nhìn xa hơn, theo ông Trường, đến thời điểm này các doanh nghiệp lớn và vừa của ngành dệt may gần như đều có các tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm, môi trường làm việc... Hơn nữa, người lao động cũng đã tìm thấy sự hấp dẫn trong ngành dệt may, dù cạnh tranh lao động vẫn diễn ra gay gắt.

"Xét trên bình diện tổng thể bao nhiều ngành sản xuất mới thì hình ảnh lao động của dệt may vừa qua đã khác, làm cho sức cạnh tranh tổng thể về sản xuất, lao động thay đổi," ông Lê Tiến Trường cho biết.

xuat khau det may viet nam vao top 3 the gioi

Ông Lê Tiến Trường, Tập Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Chú trọng tự động hóa sản xuất

Về phía Vinatex, ông Trường cho rằng, chất lượng tăng trưởng thời gian qua của tập đoàn đã thay đổi rất rõ nét. Thay vì đầu tư thêm các dự án mới để mở rộng qui mô, thì tập đoàn đã tập trung đầu tư chiều sâu, chú trọng đến việc tự động hóa, nâng cao năng suất lao động.

Đơn cử, Tổng công ty cổ phần May 10 (doanh nghiệp trực thuộc Vinatex), thay vì đầu tư một nhà máy mới thì đã đầu tư một khâu từ cắt bằng tay sang cắt tự động, giúp công nhân nhàn và độ chính xác cao hơn. Thậm chí các khâu cực khó như bổ túi, cắt nách cũng được robot hóa hết, giúp tiết kiệm được nhiều qui trình sản xuất.

"Có được kết quả ngày hôm nay là nhờ đi theo hướng tự động hóa cao, tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, ít căng thẳng hơn," ông Trường nói thêm.

Lãnh đạo Vinatex cũng nhấn mạnh, hướng đi của Vinatex vẫn là chú trọng nhiều hơn đến chất lượng xuất khẩu.

Cụ thể, tập đoàn phấn đấu là lựa chọn trong top đầu các nhà cung ứng để giảm thiểu rủi ro trước các biến động của thị trường. Để thực hiện, Vinatex sẽ tập trung sản xuất các mặt hàng khó nhất về kỹ thuật.

Từ những đánh giá trên, ông Trường khẳng định, kết quả năm 2018 là một chuỗi các chiến lược của thời gian vừa qua, trong đó chủ yếu vẫn là đầu tư sản xuất tầm quốc tế ở mức cao, công nghệ xanh, được khách hàng lựa chọn đặt ưu tiên trong chuỗi cung ứng và quan tâm đến người lao động.

"Kiên trì mục tiêu chiến lược là hết sức quan trọng, tức là chất lượng tăng trưởng, thời gian nhìn thấy phải mất từ 4-5 năm và nếu chấp nhận tăng trưởng dễ dãi sẽ khó. Trước đây hay nói tới mục tiêu tăng việc làm, còn bây giờ phải tạo việc làm bền vững," lãnh đạo Vinatex chốt lại./.

 

 

Đức Duy

Theo ttxvn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ngành chế biến gỗ dự thu 17 tỷ USD, xuất siêu hơn 13 tỷ USD

DNTH: Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện tốt Kế hoạch phát triển rừng năm 2024; thông tin, khuyến cáo kịp thời cho các địa phương về mùa vụ trồng rừng và hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng...

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...

DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

XEM THÊM TIN