Xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ thu về hơn 1,7 tỷ USD

10:00 | 26/04/2021

DNTH: Do đại dịch Covid -19 lan rộng trên toàn cầu từ đầu quý II/2020, nhu cầu mua sắm thời trang trên thế giới đã giảm mạnh, nhường chỗ cho các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phòng chống dịch bệnh.

Năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày. Trong khi nhiều chủng loại hàng dệt may sụt giảm mạnh thì dịch bệnh cũng khiến một số nhóm hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu đột biến, giúp ngành dệt may đỡ được đà sụt giảm để mang về hơn 35 tỷ USD, giảm 9,8%.

Đây cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tăng trưởng âm (giảm 9,8%) sau 25 năm tăng trưởng liên tục và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã tụt xuống hàng thứ ba sau nhóm mặt hàng điện thoại và máy vi tính, sản phẩm điện tử - linh kiện.

Dù vậy, với kim ngạch xuất khẩu đạt được trong năm 2020, ngành dệt may Việt Nam vẫn là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm gần 20% (từ 740 tỷ USD về 600 tỷ USD), các quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may đều có mức giảm từ 15 - 20% thậm chí gần 30% do bị cách ly dài.

Có được kết quả như trên là nhờ công tác khống chế dịch bệnh hiệu quả đã giúp Việt Nam là nước duy nhất trong top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới không bị cách ly và không bị dừng sản xuất, qua đó góp phần giữ vững thị phần của ngành thời trang dệt may Việt Nam tại các thị trường lớn.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã xoay chuyển từng bước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới và duy trì sản xuất, xuất khẩu giữ chân người lao động qua việc chuyển sang sản xuất và tăng xuất khẩu các nhóm hàng cần thiết cho phòng chống dịch và sản phẩm sử dụng nhiều trong nhà để bù đắp lượng đơn hàng xuất khẩu truyền thống thiếu hụt, gồm khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, quần áo y tế, màn, rèm, thảm, quần áo ngủ.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ riêng 4 nhóm hàng này tăng thêm với giá trị 1,42 tỷ USD so với năm 2019: Khẩu trang đạt khoảng 817 triệu USD; đồ bảo hộ lao động đạt 756 triệu USD (tăng 283%, tương đương 559 triệu USD); màn, rèm, thảm đạt 415 triệu USD (tăng 3,7%, tương đương 15 triệu USD); Quần áo ngủ đạt 221,9 triệu USD (tăng 12,5%, tương đương 25 triệu USD); Quần áo y tế đạt 160,9 triệu USD (tăng 17,5%, tương đương 23 triệu USD).

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN